Sâu gây hại rải rác vườn dừa ở các huyện: Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Châu Thành, Bình Đại và TP. Bến Tre. Trong đó, nhiễm nhẹ 24,875ha (15 - 20%), nhiễm trung bình 204,11ha (25 - 30%), nhiễm nặng 122,5ha (42%).
Ngành nông nghiệp đã chủ động phối hợp với các địa phương ra quân phòng trừ sâu đầu đen; áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp để phòng trừ, tiêu hủy những tàu lá bị sâu gây hại; đốn hạ những cây dừa bị nhiễm nặng, không có khả năng phục hồi; áp dụng biện pháp phòng trừ với diện tích 273,37ha. Ngành hữu quan tỉnh đã phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh (nhóm thực hiện đề tài) phóng thích bổ sung 140 OKS Brachymeria sp (OKS nhộng đùi to) tại 2ha vườn dừa ở phường Phú Tân, TP. Bến Tre. Đến nay, nhóm thực hiện đề tài đã xây dựng 3 mô hình quản lý sâu đầu đen. Các mô hình này đang được theo dõi để đánh giá hiệu quả phòng trừ sau 2 - 3 tháng thực hiện.
Ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân thường xuyên thăm vườn, theo dõi thông tin về tình hình sâu đầu đen, phát hiện và báo cáo ngành chức năng kịp thời để có biện pháp xử lý, tránh thiệt hại do sâu đầu đen gây ra.
Lê Đệ