Sự kiện lịch sử trọng đại

15/01/2009 - 14:24

Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm khi nói về việc hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam- Trung Quốc

Phó Thủ tướng nêu rõ: Sau gần 8 năm đàm phán và triển khai phân giới cắm mốc trên thực địa, ngày 31/12/2008 tại Hà Nội, hai Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc đã long trọng ra Tuyên bố chung về việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc theo đúng thoả thuận giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước.

Đây là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại trong quan hệ Việt - Trung, thể hiện mong muốn và quyết tâm của hai Đảng, hai Nhà nước XHCN giải quyết hoà bình, công bằng các vấn đề do lịch sử để lại, có tính đến lợi ích của nhau, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế và Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt - Trung năm 1999, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, phù hợp với xu thế hoà bình, hữu nghị và hợp tác ở khu vực và trên thế giới.

Lần đầu tiên Việt Nam và Trung Quốc có một đường biên giới trên đất liền hoàn chỉnh, được thể hiện rõ ràng trong các văn bản pháp lý được hai bên thống nhất và trên thực địa, có giá trị trường tồn với hai quốc gia, tạo điều kiện tăng cường giao lưu hữu nghị và phát triển hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật... giữa hai nước.

Ngược dòng thời gian hơn một trăm năm trước, thực dân Pháp - khi đó đang cai trị nước ta - và Triều đình nhà Thanh - Trung Quốc đã ký các Công ước hoạch định biên giới giữa Bắc Kỳ với Trung Quốc năm 1887 và Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới năm 1895. Với những thay đổi của lịch sử và tác động của thiên nhiên, con người và chiến tranh, đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc hơn một trăm năm qua đã có nhiều biến động phức tạp. Một số mốc giới đã bị mất, bị hủy hoại, hoặc bị dịch chuyển... gây ra nhận thức khác nhau về đường biên giới ở một số khu vực, dẫn đến tranh chấp. Tình hình đó đặt ra yêu cầu xác định lại rõ ràng, cụ thể đường biên giới pháp lý này với một hệ thống mốc giới hiện đại, bền vững.

Sau khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ, Chính phủ hai nước đã thống nhất đàm phán giải quyết vấn đề tồn tại về biên giới trên đất liền theo nguyên tắc tôn trọng đường biên giới đã được hoạch định bởi các Công ước 1887 và 1895 do Chính phủ Pháp và nhà Thanh ký, và đã được phía Việt Nam và Trung Quốc đồng ý chấp nhận.

Kết thúc phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới dài khoảng 1.400 km từ Tây sang Đông (trong đó có 344 km đường biên giới đi theo 21 sông, suối chính), hai bên đã cắm được gần 2.000 cột mốc trong đó có hơn 1.500 cột mốc chính và hơn 400 cột mốc phụ. Các chốt quân sự trên đường biên giới đều đã được dỡ bỏ. Sự kiện này có ý nghĩa to lớn:

Thứ nhất, việc hoàn thành phân giới cắm mốc góp phần xây dựng một đường biên giới hoàn chỉnh, chính quy, hiện đại và bền vững; tạo tiền đề vững chắc để xây dựng biên giới Việt - Trung hoà bình, ổn định, hữu

Nguồn VOV

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN