Tăng trưởng kinh tế phải bền vững

29/10/2007 - 14:02

Ảnh minh hoạ.

Đây là mong muốn của đại biểu Quốc hội cũng là nội dung chính của các buổi làm việc khi Quốc hội dành hai ngày thảo luận về báo cáo của Chính phủ…

Hôm nay các đại biểu dự kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XII bước sang tuần làm việc thứ hai, thảo luận báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội năm 2007 và kế hoạch năm 2008. Đây cũng là nội dung chính của các buổi làm việc tuần qua khi Quốc Hội dành hai ngày thảo luận về báo cáo của Chính phủ. Mong muốn của đại biểu Quốc hội là “Tăng trưởng kinh tế nhưng phải bền vững, quan tâm hơn tới các chính sách an ninh xã hội”.


21/23 chỉ tiêu đặt ra trong năm kế hoạch, trong đó nổi bật là GDP tăng 8,5%, tạo tiền đề thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh tế - xã hội những năm tiếp theo. Tuy nhiên, những ý kiến của Đại biểu Quốc hội cho thấy vẫn còn nhiều trở ngại, vướng mắc, thậm chí nhiều việc chưa làm được mà Chính phủ cần phải tập trung, tăng cường bằng những giải pháp mạnh. Tốc độ tăng trưởng cao, nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cũng tăng gần tương ứng, cho nên đa số người dân không được hưởng lợi nhiều từ tăng trưởng. Một ví dụ rất cụ thể được đại biểu dẫn ra “cũng với từng ấy tiền, đầu năm mua được 5 lạng thịt, còn bây giờ chỉ mua được 3 lạng. Đầu năm ăn phở 10.000 đồng một bát, giờ lên đến 14.000 đồng, ảnh hưởng trực tiếp nhất là giá cả leo thang là dân nghèo và cán bộ hưu trí”. Vì vậy, Chính phủ cần đưa ra chỉ số giá tiêu dùng cụ thể, rõ ràng, không nên tiếp tục đặt CPI thấp hơn GDP, nghĩa là nền kinh tế không tăng trưởng.


Một số vấn đề khác được đại biểu rất quan tâm khi mà 9 tháng qua có rất nhiều bộ, ngành Trung ương không giải ngân được hàng chục tỉ đồng, phải trả lại cho ngân sách. Tại sao tốc độ giải ngân chậm? Câu hỏi này đã được đặt ra từ các kỳ Quốc hội của khoá trước nhưng dường như vấn đề vẫn chưa được giải quyết là bao, thậm chí năm 2007 danh sách các công trình giải ngân chậm còn “tăng”. Các đại biểu Quốc hội đều nhận xét: các thủ tục về xây dựng cơ bản rườm rà, chồng chéo, thay đổi liên tục và gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý, xây dựng từ ngân sách nhà nước. Nên giảm bớt nguồn vốn ngân sách đầu tư vào các lĩnh vực như xây dựng cơ bản, giao thông vận tải đề dành đầu tư vào những lĩnh vực có điều kiện thu hồi vốn khó khăn hơn như thuỷ lợi, giao thông nông thôn, các vùng sâu, vùng xa. An toàn giao thông vẫn là vấn đề nhức nhối được nêu ra, có đại biểu nhận xét rằng “đây là căn bệnh trầm kha chưa có thuốc đặc trị”.


Nhiều đại biểu đề nghị cần thực hiện đồng bộ các biện pháp kiềm chế tai nạn giao thông. Đó là kiên quyết lập lại trật tự, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật giao thông; tổ chức phân luồng hợp lý, khoa học để hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông đang diễn ra ở các đ

Theo VOV

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN