Càng nhiều lần phỏng vấn thất bại, bạn càng có xu hướng chán nản, sa sút tinh thần và đổ lỗi cho bản thân khi mắc quá nhiều lỗi trong buổi phỏng vấn dẫn đến kết quả không như ý. Điều này vô hình khiến bạn bỏ qua những cơ hội việc làm khác và thậm chí, cơ hội thành công sẽ ngày càng thu hẹp trong những buổi phỏng vấn sau.
Nếu rơi vào trường hợp này khi tìm việc làm Bến Tre, Vĩnh Long hay Tiền Giang…, làm sao cho đúng? Tham khảo ngay những hành động sau đây.
Rơi vào tiêu cực khi rớt phỏng vấn, cần làm gì lúc này?
Sau mỗi thất bại, chúng ta không nên quá đắm chìm trong những cảm xúc tiêu cực mà quan trọng hơn cả, chúng ta cần chấp nhận thực tế và đứng lên bước qua thất bại này để tới với những cơ hội khác đang chờ chúng ta ở phía trước. Tham khảo ngay những biện pháp hữu hiệu sau nhé:
Đừng tự trách của bản thân
Bạn không nên tự biến bản thân thành “kẻ thất bại” chỉ vì bị rớt phỏng vấn xin việc. Những người thành công thường phải trải qua nhiều thất bại trước khi đạt được chiến thắng, vì vậy, hãy xem đây là một bài học kinh nghiệm để cải thiện bản thân.
Không đổ lỗi cho người khác
Đổ lỗi cho nhà tuyển dụng hay bất kỳ người nào khác khiến bạn trở thành người tự cao tự đại. Thay vì đổ lỗi cho nguyên nhân bên ngoài, hãy rút kinh nghiệm từ những sai sót của mình và học hỏi từ chúng.
Thay đổi hướng tập trung sang những điều tích cực
Thay vì tập trung vào những điều bạn đã làm sai trong cuộc phỏng vấn đã qua, hãy tìm cách nhìn nhận những điều tích cực mà bạn đã làm được và phát huy chúng trong những buổi phỏng vấn sau này.
Tìm hiểu thêm về lý do bị “rớt”
Nếu được nhà tuyển dụng cung cấp thông tin về lý do khiến bạn bị “rớt”, hãy tìm hiểu thêm về vấn đề đó để bạn có thể khắc phục những sai sót của mình trong lần phỏng vấn tiếp theo.
Nếu không được chia sẻ trực tiếp, bạn có thể chủ động tìm hiểu nguyên nhân bằng cách trò chuyện hoặc gửi email hồi đáp (tùy thuộc vào kênh thông tin bạn nhận được kết quả phỏng vấn) với thái độ cầu thị, mong muốn sửa đổi và phát triển bản thân.
Chia sẻ với người bạn tin tưởng
Niềm vui khi được chia sẻ sẽ tăng gấp đôi giá trị và nỗi buồn khi được sẻ chia sẽ giảm chỉ còn một nửa. Bạn có thể chia sẻ với bất kỳ ai bạn tin tưởng, bao gồm gia đình, bạn bè hay người thân…
Việc chia sẻ không chỉ giúp tâm trạng của bạn được xoa dịu, giảm cảm xúc thất vọng, tiêu cực… thay vì canh cánh trong lòng một nỗi buồn bị kìm nén, mà còn giúp bạn “sáng” ra nhiều điều từ cách nhìn của người ngoài cuộc.
Viết nhật ký
Viết lách cũng là một cách thức giải tỏa tâm trạng rất tốt mà bất kỳ ai cũng đều có thể thực hiện, đặc biệt là các bạn hướng nội hoặc các bạn đam mê viết lách. Khi viết ra toàn bộ câu chuyện rồi đọc lại, bạn sẽ trở thành bên thứ 3 đang nhìn vào một câu chuyện và có cho mình những kết luận riêng.
Tiếp tục tìm kiếm cơ hội khác
Đã có cho mình những bài học kinh nghiệm xương máu từ các cuộc phỏng vấn vừa qua, thì đây là thời điểm vàng để bạn tiếp tục tìm kiếm cho mình những cơ hội khác.
Thị trường việc làm có hàng ngàn doanh nghiệp đang cùng hoạt động và có rất nhiều cơ hội khác để bạn có thể tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của bản thân. Hãy tiếp tục nỗ lực và không bỏ cuộc chỉ vì một lần rớt phỏng vấn xin việc.
Hà Phương