
Đoàn công tác của IFAD khảo sát thực tế tại xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại.
Để đạt được mục tiêu này, IFAD và Chính phủ Việt Nam đã triển khai đoàn thiết kế dự án từ ngày 28-2 đến 12-3-2022 tại các tỉnh Trà Vinh và Bến Tre (khu vực mục tiêu của dự án). Các hợp phần và nội dung chính của đề xuất sau khi được hoàn thiện sẽ đệ trình lên kỳ họp AFB tiếp theo vào tháng 8-2022. IFAD cảm ơn và đánh giá cao UBND tỉnh Trà Vinh và Bến Tre, các cơ quan tỉnh, Ban điều phối dự án, Nhóm hỗ trợ huyện (DSTs) và Ban phát triển xã (CDB), người dân và các doanh nghiệp tư nhân địa phương đã tận tình hỗ trợ và hợp tác với đoàn trong chuyến công tác này trong hoàn cảnh khó khăn do đại dịch Covid-19 và các hạn chế liên quan.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Những tác động dự báo của BĐKH là mối đe dọa nghiêm trọng đối với năng suất nông nghiệp của ĐBSCL sẽ tác động tiêu cực đến sinh kế của nhiều người dân do tầm quan trọng của nông nghiệp đối với khu vực này. Theo các kịch bản BĐKH, 70% ĐBSCL có thể bị xâm nhập mặn do BĐKH.
ĐBSCL là một trong những vùng có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất Việt Nam, nhưng do mật độ dân số đông nên số người nghèo và cận nghèo tuyệt đối vẫn ở mức cao. Bến Tre và Trà Vinh là hai tỉnh nghèo nhất và có 60 ngàn hộ nghèo và cận nghèo; là các tỉnh ven biển và chịu tác động tiêu cực của tình trạng khan hiếm nước ngầm, xâm nhập mặn đất trồng trọt, bão và lũ lụt. 70% dân số địa phương được coi là dễ bị tổn thương bởi tác động của BĐKH và các cú sốc khác, con số này ước tính là cao và có thể cần thay đổi đáng kể trong sinh kế. Điều này có nghĩa là họ có thể dễ dàng tái nghèo. Những hộ nghèo và cận nghèo này cần được hỗ trợ liên tục để biến nông nghiệp thành một ngành kinh tế có lợi nhuận, có khả năng chống chịu với khí hậu.
Để giảm thiểu tác hại của môi trường đối với sự tăng trưởng của đất nước, Chính phủ đã và đang áp dụng các chính sách liên quan và các biện pháp giảm thiểu và thích ứng. Tại vùng ĐBSCL, về quy hoạch tổng thể giai đoạn 2021 - 2030 gần đây đã cho thấy rõ những tác động tiềm tàng của BĐKH ngày càng tăng. Nghị quyết đưa ra hướng dẫn để chuyển đổi nền kinh tế đồng bằng sang một chuỗi giá trị nông nghiệp, kinh tế và xã hội thích ứng với khí hậu hơn. Trong đó, tập trung vào việc chuyển từ chủ yếu trồng lúa sang sản xuất nông nghiệp đa dạng hơn, từ số lượng sang chất lượng theo hướng sản xuất và chế biến hữu cơ hơn. Nguyên tắc cơ bản của nghị quyết là tôn trọng các quy luật tự nhiên, môi trường, phát triển liên kết và liên vùng, bền vững về môi trường và luôn tập trung vào thích ứng và chống chịu với BĐKH. Kế hoạch này kêu gọi biến thủy sản trở thành “ngành mũi nhọn” của khu vực, cũng như phát triển và bảo tồn bền vững rừng tự nhiên vì mục đích an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội. Công tác bảo vệ bờ biển, chống xói lở bờ sông sẽ được đẩy mạnh sử dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên bao gồm bảo vệ và phát triển rừng và rừng ngập mặn.
Dự án đề xuất “Thúc đẩy cơ chế khuyến khích tài chính để quản lý rừng ngập mặn bền vững dựa vào cộng đồng ở Việt Nam (CM-FIM)” được xây dựng dựa trên giả định rằng rừng ngập mặn đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu BĐKH và thích ứng. Dự án tập trung vào hai tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cả nước bởi BĐKH và tác động của con người dọc theo sông Mekong. Tỉnh Trà Vinh và Bến Tre nằm ở lưu vực cuối cùng của sông Mekong với tổng chiều dài bờ biển 130km, hai tỉnh cũng chịu tác động tiêu cực của tình trạng khan hiếm nước ngầm, xâm nhập mặn đất trồng trọt, bão và lũ lụt.
(Còn tiếp)
Bài, ảnh: Vũ Tiến