
Ngành giáo dục tích cực triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành. Ảnh: T. Đồng
Đối với phát triển hạ tầng số, tỉnh tiếp tục xây dựng Trung tâm Dữ liệu CĐS tỉnh Bến Tre theo hướng hiện đại để quản lý tập trung các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung toàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai CQS và đảm bảo ATTT. Phát triển hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng đảm bảo kết nối thông suốt 3 cấp hành chính từ tỉnh đến xã, mở rộng các đối tượng liên quan tham gia một cách thống nhất, đồng bộ và tin cậy phục vụ cho CĐS và phát triển các dịch vụ số. Phát triển, hoàn thiện hệ thống trang thiết bị họp trực tuyến của các CQNN từ tỉnh đến xã để nâng cao chất lượng công tác họp, trao đổi chuyên môn, phổ biến văn bản và đào tạo, tập huấn qua hình thức trực tuyến; triển khai mô hình phòng họp thông minh hướng đến mục tiêu họp không tập trung và không giấy tờ trên phạm vi toàn tỉnh. Đồng thời, đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi toàn bộ địa chỉ giao thức Internet thế hệ cũ (Ipv4) sang sử dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (Ipv6) đối với toàn bộ hệ thống ứng dụng của tỉnh. Phát triển hạ tầng mạng di động 5G, ưu tiên triển khai tại các khu công nghiệp, CQNN, trường học, bệnh viện, địa điểm du lịch.
Đối với việc phát triển nền tảng số, tiếp tục nâng cấp, phát triển nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) tỉnh kết nối với các hệ thống thông tin, CSDL nội bộ của tỉnh và kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của quốc gia (NDXP) theo khung kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam để trao đổi, chia sẻ dữ liệu với các cơ quan bên ngoài. Xây dựng hoặc thuê dịch vụ nền tảng kết nối dịch vụ số hóa tỉnh Bến Tre bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) với các phương pháp học máy đảm bảo kết nối các dịch vụ số hóa với các ứng dụng quản lý, lưu trữ tài liệu số hóa, khai phá dữ liệu, hỗ trợ phân tích ra quyết định các bài toán phục vụ phát triển, thúc đẩy CĐS tại các cấp, các ngành và Kho dữ liệu số của tỉnh. Xây dựng nền tảng định danh điện tử (eID) tỉnh Bến Tre.
Xây dựng nền tảng điện toán đám mây tỉnh Bến Tre nhằm tạo môi trường để lưu trữ, chia sẻ tài nguyên, phát triển dịch vụ dùng chung cho CQS trên quy mô toàn tỉnh được linh hoạt, hiệu quả, nhanh chóng. Từ đó có nền tảng hỗ trợ làm việc từ xa, đảm bảo kế thừa các hệ thống hạ tầng số đã được xây dựng trên địa bàn tỉnh. Tăng cường sử dụng các nền tảng số quốc gia dùng chung trên địa bàn tỉnh; kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống, CSDL của tỉnh với các nền tảng số quốc gia. Phát triển các ứng dụng, CSDL, dịch vụ số của tỉnh, gắn liền với bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Quan trọng hơn hết, để xây dựng được CQS như mục tiêu đề ra, cần có sự chủ động nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tổ chức, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện CĐS để xây dựng thành công “cơ quan số” tại ngành mình, cấp mình. Người đứng đầu cần coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Việc chỉ đạo, điều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị cần chú trọng theo phương châm: “Sáu hóa” bao gồm: “tiêu chuẩn hóa” - hoạt động của các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị; “đơn giản hóa” - các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ phải rõ ràng, mạch lạc trong từng công việc; “tối ưu hóa” - luôn chủ động xây dựng và lựa chọn phương án tối ưu nhất trong công việc; “tự động hóa” - đưa công nghệ số áp dụng rộng rãi vào các lĩnh vực, công việc, vào lao động; “cá nhân hóa” - xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của từng ngành, từng cơ quan, từng cá nhân trong giải quyết công việc và “hợp tác hóa” - tức là sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ vì mục tiêu, lợi ích chung và sự phát triển chung.
T. Đồng