Cụ thể, 2 huyện Ba Tri, Giồng Trôm thực hiện từ ngày 15 đến 30-3-2018; các huyện còn lại từ ngày 26-3 đến 10-4-2018.
Tần suất tiêu độc là 1 lần/tuần và thực hiện liên tục 2 tuần. Tiêu độc áp dụng với đối tượng là các cơ sở, hộ gia đình chăn nuôi, điểm giết mổ, trung chuyển, chợ hay nơi buôn bán gia súc, gia cầm và các cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm.
Nhà nước chỉ hỗ trợ hóa chất để tiêu độc cho hộ chăn nuôi có quy mô: trâu, bò nuôi sinh sản từ 100 con/hộ trở xuống, nuôi thịt từ 200 con/hộ trở xuống; dê, cừu nuôi sinh sản từ 400 con/hộ và nuôi thịt từ 600 con/hộ trở xuống; heo nái nọc từ 300 con/hộ và nuôi thịt từ 1 ngàn con/hộ trở xuống; gà đẻ từ 3 ngàn con/hộ, nuôi thịt từ 5 ngàn con/hộ trở xuống; vịt, vịt xiêm nuôi sinh sản từ 2,5 ngàn con/hộ và nuôi lấy thịt từ 4 ngàn con/hộ trở xuống; chim cút nuôi sinh sản từ 10 ngàn con/hộ, nuôi lấy thịt từ 20 ngàn con/hộ trở xuống. Các đối tượng còn lại, chủ vật nuôi tự lo vật tư, kinh phí để thực hiện vệ sinh tiêu độc.
Về kinh phí (thù lao cho tổ trực tiếp phun xịt), đối với hộ chăn nuôi gia đình thì mức đóng góp là 5.000 đồng/lần phun/hộ. Còn đối với cơ sở ấp nở, giết mổ hay hộ chăn nuôi quy mô trang trại thì chủ nuôi tự tổ chức thực hiện và tự lo hóa chất, kinh phí, vật tư. Riêng đối với chợ thì thực hiện theo chương trình tiêu độc định kỳ do ban quản lý chợ lo hóa chất, kinh phí.
UBND các xã triển khai công tác tiêu độc đến từng cơ sở, hộ chăn nuôi và bố trí cán bộ kiểm tra để đảm tiêu độc đúng kỹ thuật.
Trưởng Hoa