Trung tâm Giáo dục thường xuyên Giồng Trôm: Những vấn đề nan giải

08/10/2007 - 18:10

Trong giờ học. Ảnh: K.T

Trung tâm Giáo dục thường xuyên Giồng Trôm được xem là một đơn vị có thành tích chất lượng. Hàng năm, tỷ lệ tốt nghiệp xấp xỉ trên 50%, riêng năm học 2006-2007 tỷ lệ tốt nghiệp đạt 57,7%. Tuy nhiên, đây không phải là đơn vị có nhiều thuận lợi về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và học viên.

Giám đốc Nguyễn Minh Võ – người có nhiều gắn bó với trung tâm từ khi mới thành lập, cho biết: Đầu vào của học viên thấp. Năm học qua, đa số trượt tốt nghiệp là các GV trình độ 9+3 học bổ túc. Các anh chị này có tuổi đời cao, trình độ hạn chế, bỏ học một thời gian lâu quá, nay, vô học chương trình bổ túc, tiếp thu không kịp. Rớt tốt nghiệp là chuyện phải chấp nhận. Còn đối với năm học 2007-2008, học viên vào học lớp 10 đa số là HS rớt kỳ thi tuyển sinh lớp 10 ở các trường công lập. Rất nhiều em đến trung tâm với điểm số 0 môn Toán, Văn. Trong khoảng 700 HS rớt lớp 10 công lập của toàn huyện Giồng Trôm, thì trung tâm đã dang tay đón hết 298 em, tỷ lệ 37%. Tổng số học viên trung tâm là 629, với 13 lớp. Ngoài gởi ở khu vực xã Phước Long 1 lớp, trung tâm còn 12 lớp, với 6 phòng học cũ kỹ, ẩm thấp. Vào lớp học, chúng tôi thấy choáng ngợp vì sĩ số bình quân mỗi lớp 50 em. Một buổi chiều mưa mới đầu tháng 10 này, tôi đã dẫm đạp trên nền sân những vết bùn sình, trơn trợt. Khuôn viên thiếu tường rào, các em không có sân chơi, kể cả phòng thực hành, thí nghiệm. Đã là HS yếu, kém lại học hành trong môi trường nghèo nàn về cơ sở vật chất như vậy giống như “ếch ngồi đáy giếng”. Cái nghèo về vật chất có thể sẽ làm nghèo thêm về kiến thức cho HS. Về chương trình học, vì là bổ túc, nên người học chỉ học 14 tiết/tuần. Toàn trung tâm chỉ có 6 GV, nên việc thỉnh giảng là đương nhiên. Và, chính việc thỉnh giảng đã làm xáo trộn thời khóa biểu, phần nào ảnh hưởng việc tiếp thu của học viên. Đa số GV thỉnh giảng đều là các thầy cô có kinh nghiệm, đang giảng dạy ở các trường THPT Phan Văn Trị, Nguyễn Thị Định. Với tiền thù lao 18-20 ngàn đồng/tiết thì việc thỉnh giảng cũng chỉ là nhiệm vụ mà GV phải làm. Tuy nhiên, với trung tâm, đây là một kỳ công. Hàng năm, để nâng cao chất lượng học tập, Ban Giám đốc đã tính chuyện tăng tiết. Cụ thể như năm học 2007-2008, mỗi tuần, các khối 10, 11 tăng 4 tiết, riêng khối 12 tăng từ 4-5 tiết. Các môn tập trung tăng tiết mạnh như: Toán, Lý, Hóa, Văn… Để làm được việc ấy, trung tâm phải xoay xở tìm nguồn chi thỉnh giảng, ngót ngét 180 triệu đồng/năm. Thầy Nguyễn Minh Võ nói, năm rồi vận động phụ huynh góp 5.000 đồng/tháng/học sinh. Riêng năm nay, để đảm bảo trả tiền GV thỉnh giảng 25 ngàn đồng/tiết (khối 12) và 23 ngàn đồng/tiết (khối 10, 11), chúng tôi cố gắng vận động phụ huynh đóng góp 10 ngàn đồng/tháng. Đây không phải là tiền học thêm, mà là nguồn xã hội hóa phục vụ trước mắt cho công tác học tập. Thầy Võ còn nêu bất cập trong việc thực hiện Thông tư 17 của Liên Bộ Tài chánh – Giáo dục. Theo thông tư này, nếu GV cơ hữu dạy tăng tiết thì được hưởng thù lao theo mức lương (thấp nhất không dưới 30 ngàn đồng/tiết). Trong khi đó, khi thỉnh giảng, trung tâm chỉ trả thù lao cho GV từ 23-25 ngàn đồng. Do vậy, cân đi đếm lại, trung tâm quyết định thỉnh giảng là tốt hơn. Bởi ngoài vấn đề tiền bạc, còn là kinh nghiệm của đội ngũ thỉnh giảng.

Vấn

Huyền Anh Thơ

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN