|
(Website Chính phủ) |
Luật Dầu khí ra đời từ năm 1993, sau 15 năm phát huy hiệu lực đã bộc lộ những
hạn chế (dù đã được sửa đổi năm 2000)
Chiều
29/3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thảo luận và cho ý kiến vào Dự thảo
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Dầu khí.
Tờ trình do
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng trình bày nêu rõ: Ngành dầu khí của nước
ta đã phát triển được hơn 30 năm (từ 1975 đến nay) và đã trở thành một ngành
kinh tế-kỹ thuật quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.
Từ năm 2001 - 2007, ngành dầu khí đứng đầu các ngành kinh tế cả nước về
kim ngạch xuất khẩu, doanh thu hàng năm từ bán dầu thô và khí thiên nhiên (chiếm
từ 20-25% tổng thu của ngân sách Nhà nước). Hợp tác quốc tế về thăm dò khai thác
dầu khí cũng xuất hiện nhiều thách thức, trong khi đó các quy định pháp luật
điều chỉnh hoạt động dầu khí của Việt Nam còn có những bất cập, chưa chuyển biến
kịp thời với sự thay đổi của tình hình mới.
Luật Dầu khí ra đời từ năm
1993, sau 15 năm phát huy hiệu lực đã bộc lộ những hạn chế (dù đã được sửa đổi
năm 2000) như quy định về gia hạn thời gian thăm dò, khai thác. Theo tinh thần
của Luật hiện hành thì việc gia hạn vẫn thuộc thẩm quyền của Quốc hội, những
trường hợp đã hết thời gian được cấp phép nhưng chưa đạt hiệu quả đầu tư (phát
hiện mỏ, khai thác) thì nhà thầu sẽ gặp khó khăn về tiến độ thăm dò khai thác
tiếp. Các quy định về thuế và lệ phí đối với dầu khí cũng không thống nhất giữa
Luật Dầu khí với Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và với một số Luật khác. Dự
thảo Luật lần này còn bổ sung quy định về khí than và dự án khí than. Các quy
định về đấu thầu hiện nay cũng không phù hợp với đặc thù của ngành dầu khí dẫn
đến việc đàm phán, hợp tác đầu tư, triển khai dự án dầu khí gặp khó khăn trong
việc mua sắm thiết bị, vì thiết bị thăm dò, khai thác dầu khí chỉ có một số nhà
cung cấp chuyên ngành...
Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh
tế của Quốc hội đề nghị sửa đổi bổ sung toàn diện Luật Dầu khí để phù hợp với
chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm
2025; đồng thời đề nghị UBTVQH xem xét, cho ý kiến về Dự án Luật đã được Chính
phủ trình với nhóm nội dung cơ bản là: Bổ sung quy định về khí than và dự án khí
than thuộc danh mục khuyến khích đầu tư; bổ sung quy định về đấu thầu và thẩm
quyền gia hạn thời gian tìm kiếm, thăm dò (chuyển thẩm quyền xem xét gia hạn cho
Thủ tướng Chính phủ quyết định). Luật hiện hành không quy định kéo dài hợp đồng
dầu khí trong trường hợp đặc biệt, đây là một vấn đề bất cập trong tình hình
quốc tế hiện nay rất nhạy cảm đối với lĩnh vực