Dự án AMD hỗ trợ lao động nữ ở nông thôn có việc làm ổn định. Ảnh: Hữu Hiệp
Các mô hình thích ứng BĐKH
Ban Điều phối Dự án AMD tiếp tục theo dõi 5 mô hình thích ứng với BĐKH chuyển tiếp từ năm 2018 như: mô hình trình diễn nuôi gà đông tảo thả vườn xã Tân Lợi Thạnh (Giồng Trôm); mô hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh trên cây sầu riêng thích ứng BĐKH xã Tiên Long, Phú Đức và Tân Phú (Châu Thành). Tổng kết mô hình ủ phân hữu cơ bằng hệ thống ASP xã Tân Thành Bình (Mỏ Cày Bắc); mô hình nuôi cá chạch lấu thương phẩm xã Phú Vang (Bình Đại) và mô hình chế biến khẩu phần thức ăn lên men cho đàn bò xã Hòa Lợi (Thạnh Phú).
Thực hiện 1 mô hình nuôi vịt xiêm đẻ ấp trứng bán con giống kết hợp nuôi trùn quế - trồng chuối tại các xã dự án huyện Giồng Trôm. Tiếp tục thực hiện 2 đề tài chuyển tiếp từ năm 2018 như đề tài sản xuất lúa hữu cơ trên vùng canh tác lúa - tôm huyện Thạnh Phú và đề tài đánh giá và phát triển mô hình cây trồng, vật nuôi phù hợp trong điều kiện BĐKH tại huyện Thạnh Phú. Thực hiện 1 đề tài và 3 nghiên cứu thực nghiệm mới năm 2019 gồm, đề tài đánh giá kỹ năng thích ứng BĐKH trong sản xuất nông nghiệp của người dân; nghiên cứu xây dựng bản đồ chỉ vùng địa lý các sản phẩm của Dự án AMD; xây dựng mô hình nuôi trùn quế bằng phân heo và mô hình trữ nước ngọt phục vụ canh tác rau màu vùng bị hạn mặn.
Ban Điều phối Dự án AMD tuyển tư vấn rà soát, phân tích và đề xuất, tài liệu hóa các gói hệ thống canh tác thích ứng với BĐKH. Phối hợp các huyện tổ chức 35 lớp tập huấn phân tích hiệu quả kinh tế hộ cho đối tượng mục tiêu của dự án với tổng số người tham dự là 1.812 người, trong đó có 1.000 nữ, 382 người nghèo.
Xây dựng chuỗi giá trị
Để tiếp tục triển khai kế hoạch hành động phát triển 8 CGT cấp tỉnh và 10 CGT cấp huyện đã được phê duyệt trong năm 2019, các đơn vị đã chuẩn bị xây dựng kế hoạch chi tiết làm cơ sở thực hiện trong năm 2019. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị trực thuộc sở đã triển khai các hoạt động nâng cấp 8 CGT cấp tỉnh trong năm 2019. Trong đó, tổ chức 9 lớp tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức về tăng cường liên kết sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu sản phẩm nông nghiệp an toàn theo CGT với 458 người tham dự; 2 lớp tập huấn bộ tiêu chuẩn VietGAP lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi với 82 người tham dự. Hỗ trợ chứng nhận VietGAP cho 3 mô hình chứng nhận VietGAP trong chương trình phát triển CGT bưởi da xanh và chôm chôm năm 2019 cho 82 hộ dân.
CGT hoa kiểng, tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật tạo dáng mai vàng với 47 người tham dự; 2 lớp tập huấn kỹ thuật tạo dáng bonsai với 49 người tham dự; 11 lớp tập huấn chính sách, nâng cao năng lực quản lý hợp tác xã (HTX) với 330 người tham dự; 1 chuyến khảo sát thị trường, xúc tiến thương mại, học tập kinh nghiệm tại tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk với 38 người tham dự; 1 hội thảo liên kết trong thực hiện CGT hoa kiểng với 55 người tham dự.
CGT nhãn, đã tổ chức 5 lớp tập huấn kỹ thuật chọn tạo cây giống; kỹ thuật trồng, chăm sóc nhãn trước, trong và sau khi thu hoạch; kỹ thuật thu hoạch, bảo quản và vận chuyển nhãn, CGT với 150 người tham dự; 1 hội thảo liên kết trong thực hiện CGT nhãn với 54 người tham dự.
CGT chôm chôm, xây dựng và cấp mã số vùng trồng chôm chôm cho 80 hộ dân của 2 HTX tại 2 huyện Châu Thành và Chợ Lách. Tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật theo hướng VietGAP với 140 người tham dự.
CGT bưởi da xanh, thành lập 7 tổ kỹ thuật và thu hoạch cho các tổ hợp tác (THT), gồm 4 tổ thu hoạch cho HTX Tân Thành Bình, THT Tân Thanh Tây (Mỏ Cày Bắc), THT Phú Hội và Phú Bình xã Phú Đức (Châu Thành); hỗ trợ THT Phú Hội và Phú Bình xã Phú Đức (Châu Thành) tư vấn quy trình sản xuất bưởi da xanh đạt chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP).
CGT dừa, tổ chức 3 lớp tập huấn TOT nâng cao năng lực ban quản lý THT, HTX với 120 người tham dự; biên soạn tài liệu kỹ thuật canh tác dừa hữu cơ.
CGT tôm biển, tổ chức 4 hội thảo kết nối đầu vào và hội thảo tiêu thụ sản phẩm tôm nguyên liệu cho HTX Mỹ An, HTX Vĩnh An với 320 người tham dự; 4 lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm biển áp dụng tiêu chuẩn VietGAP cho HTX nông nghiệp Mỹ An; cấp chứng nhận VietGAP cho HTX thủy sản Vĩnh An.
CGT heo, bò, nâng cấp hoạt động của chuỗi về: quy mô, địa bàn, phương thức hoạt động để phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế địa phương. Rà soát, chấn chỉnh, hỗ trợ các THT, HTX công tác quản lý, điều hành. Đầu tư hỗ trợ điều kiện, phương tiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
(Còn tiếp)
Vũ Tiến