Xe lôi máy, xe ba gác đi về đâu?

14/01/2008 - 16:39

Anh Liêm, anh Á với nỗi lo xe bị cấm. Ảnh: Đức Chính.

Thực hiện Nghị quyết số 32 của Chính phủ, kể từ ngày 1-1-2008 sẽ đình chỉ lưu hành xe ô tô đã hết niên hạn sử dụng, xe công nông, xe tự chế 3 – 4 bánh. Toàn tỉnh Bến Tre, có 2.620 xe lôi máy, xe ba gác máy đang hoạt động (có đăng ký và không đăng ký). Nếu thi hành đúng theo nghị quyết thì chủ của 2.620 phương tiện này phải “lên đời”, bằng cách mua xe mới để tiếp tục hành nghề hoặc phải chuyển sang nghề khác. Các huyện Giồng Trôm, Mỏ Cày, Châu Thành và thị xã là những nơi có lượng xe máy ba bánh đông nhất tỉnh. Cuộc sống của những bác tài “xe cấm” này bây giờ ra sao

Các chủ xe canh cánh một nỗi lo

Rít một hơi thuốc dài, anh Huỳnh Văn Liêm (ngụ phường 3, Thị xã Bến Tre) chỉ dãy xe ba gác máy đang nằm dài bên cạnh Nhà bảo tàng tỉnh, xót giọng: “Tôi đã năm bốn tuổi, có dư ba chục năm làm nghề chạy ba gác kiếm sống. Nay nếu đổi xe khác thì không có tiền để đổi… giải nghệ là cái chắc”. Cũng như anh Liêm, khu vực đường Lê Đại Hành này còn trên 20 chủ xe nữa, chuyên chở bit tôn cũng đang bế tắc vì việc cấm xe ba gác máy. Đa số anh em nơi đây đều có ít nhất mười năm hành nghề, họ đều là những người xuất thân từ nghề chạy xe ba gác đạp rồi chuyển sang ba gác máy. Anh Nguyễn Văn Á (52 tuổi) bức xúc: “Tôi cũng vừa chuyển xe ba gác máy được mấy năm, có đăng ký đàng hoàng. Vừa mới lấy được vốn, nay lại…”. Anh Á không nói tiếp, mắt rươm rướm. Toàn thị xã Bến Tre hiện có 417 xe lôi máy, ba gác máy (trong đó 137 chiếc có đăng ký) đang lưu thông. Những ngày gần đây, hầu hết các bác tài đều mang tâm trạng lo âu…

Giồng Trôm là huyện có lượng xe lôi máy nhiều, xếp vào hàng thứ nhất tỉnh Bến Tre, với 514 chiếc (trong đó chỉ 69 chiếc là có đăng ký). Ông Phạm Tấn Lễ, Trưởng Phòng Hạ tầng kinh tế huyện Giồng Trôm, cho biết: “Ở huyện không có ba gác máy, chỉ toàn xe lôi máy, chủ yếu là tự chế để chuyên chở hàng hóa, vật liệu xây dựng vào vùng sâu nên chủ xe không kê khai đăng ký. Nếu thống kê đầy đủ, lượng xe chắc còn nhiều hơn nữa”. Chủ yếu số xe lôi máy này tập trung ở các xã Mỹ Thạnh, Tân Hào, Châu Hòa, Bình Thạnh, Hưng Nhượng và thị trấn.

Tại ấp 13 xã Tân Hào, anh Trần Ngọc Châu (31 tuổi) đang loay hoay xiết con ốc cho chiếc lôi máy tự chế của mình, Châu cười nhăn nhở: “Tôi chở mướn được 6 năm nay. Hôm nào đắt thì chạy miết, những khi ế thì đi bồi mương vườn cho người ta”. Tận dụng máy một chiếc 67 cà tàng, anh đóng thêm một cái thùng sắt nhẹ, có chiều ngang hẹp (chở được nửa khối cát) để dễ xoay trở trong lộ nông thôn. Anh Châu lãnh chở mọi thứ, từ dừa trái đến vật liệu xây dựng, lúa gạo, heo, gà vịt… Ch

Huỳnh Đức - Thành Lập - Ánh Nguyệt

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN