Trong đó, số người chuyển sang AIDS là 1.529, tử vong 946 người. Cùng chung
tinh thần của cả nước, Bến Tre đã và đang tập trung các nguồn lực hướng đến mục
tiêu “90-90-90” với việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền cho người dân hiểu
lợi ích của việc khám sức khỏe định kỳ, nhất là việc xét nghiệm HIV sớm.
Hiệu quả
điều trị tăng
“Nếu có những hành vi không an toàn như tiếp
xúc với dịch tiết của bệnh nhân nhiễm HIV hoặc quan hệ tình dục không an toàn,
việc xét nghiệm HIV sớm sẽ giúp người bệnh biết được tình trạng sức khỏe của bản
thân, chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và bảo vệ những người xung
quanh mình” - bác sĩ chuyên khoa II Lê Thị Kim Thoa - Giám đốc Trung tâm Phòng,
chống HIV/AIDS tỉnh khẳng định.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học
và những tiến bộ trong ngành y tế, HIV không còn là căn bệnh không có thuốc chữa
nữa vì ARV (thuốc kháng vi-rút) đã giúp người bệnh cải thiện sức khỏe đáng kể.
Ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại huyện Giồng Trôm vào năm 1993 cho đến
nay, bệnh nhân này được điều trị ARV và sức khỏe trở nên tốt hơn, có việc làm
và gia đình hạnh phúc. Có rất nhiều bệnh nhân thời gian phát hiện bệnh trên 15
năm vẫn duy trì sức khỏe tốt.
Chị Nguyễn Thị K. cho biết: “Em phát hiện
mình nhiễm HIV cách đây hơn 10 năm trong lúc kiểm tra sức khỏe đi hợp tác lao động.
Từ lúc phát hiện bệnh, em được các bác sĩ tư vấn và cho uống ARV. Sau 10 năm,
em thấy sức khỏe rất tốt, có thể sinh hoạt và buôn bán, chăm sóc con cái như những
người khỏe mạnh khác. Để được vậy, em đã uống thuốc mỗi ngày, đúng giờ theo bác
sĩ dặn”.
Anh N.A. đang điều trị bằng Methadone và đồng
thời điều trị bằng ARV chia sẻ: “Em mới phát hiện mình nhiễm HIV khi đi làm thủ
tục uống Methadone. Sau khi có kết quả bị nhiễm HIV, em được uống ARV ngay. Sau
3 tháng điều trị bằng ARV và Methadone, em đã bỏ được ma túy hơn 1 tháng và thấy
sức khỏe tốt lên nhiều. Em còn giới thiệu mấy người bạn vô điều trị để có sức
khỏe lo cho vợ con”.
Theo số liệu thống kê, lây truyền HIV từ mẹ
sang con là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm HIV ở trẻ dưới 15 tuổi và 99% số
trẻ nhiễm HIV cũng từ nguyên nhân này. Như vậy, việc xét nghiệm HIV sớm cho các
nhóm phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai ở ngay 3 tháng đầu thai kỳ là việc
làm hết sức có ý nghĩa.
“Sau khi có kết quả xét nghiệm HIV dương
tính, bệnh nhân sẽ được tư vấn hỗ trợ tâm lý, động viên người bệnh yên tâm tư
tưởng, không lo lắng làm ảnh hưởng đến thai nghén và sức khỏe của bà mẹ; tư vấn
cách chăm sóc thai nghén, nguy cơ lây truyền và cách can thiệp dự phòng lây
truyền HIV từ mẹ sang con; các phương pháp chăm sóc, điều trị và nuôi dưỡng em
bé; tư vấn kế hoạch hóa gia đình, sử dụng bao cao su…” - bác sĩ chuyên khoa I
Nguyễn Thị Thới - Trưởng Khoa Chăm sóc và điều trị cho biết.
Giảm gánh
nặng tài chính
Xét nghiệm HIV sớm còn giúp bệnh nhân giảm
chi phí thuốc men, chi phí khám chữa bệnh và chi phí nằm viện; giúp bệnh nhân dự
phòng được, làm giảm nguy cơ lây lan vi-rút sang cho người khác, trong đó có vợ
chồng, bạn bè và cả con cái của người bệnh trong tương lai.
Điều trị bằng ARV sớm còn giúp các bệnh nhân
cải thiện được sức khỏe của mình, duy trì được sức khỏe, việc làm và mọi sinh
hoạt khác; điều này làm giảm gánh nặng về kinh tế cho người bệnh và cả gia đình
họ. Đừng để điều trị khi sức khỏe đã suy kiệt hoặc chuyển sang giai đoạn AIDS.
Tháng
hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2017, cùng chung với cả nước, tỉnh
đã và đang nỗ lực thực hiện những kế hoạch, hành động do Chính phủ và ngành y tế
triển khai. Tin rằng trong một tương lai không xa, Bến Tre nói riêng và Việt
Nam sẽ đạt mục tiêu 90-90-90 (90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng HIV của
mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV và 90% số người được
điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi-rút ở mức thấp) như đã cam kết với
Liên hợp quốc trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.