35 năm chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”

19/12/2007 - 10:39

Đầu năm 1972, trước thắng lợi to lớn của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam, đặc biệt là Quảng Trị, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ đã làm cho chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” cónguy cơ bị phá sản. Để cứu vãn tình thế, các thế lực hiếu chiến Mỹ đã vội vả thực hiện chủ trương “Mỹ hoá trở lại”. Với thái độ tráo trở và lật lọng, Nixon và Lầu Năm góc đã bí mật khẩn trương chuẩn bị một kế hoạch tập kích bằng đường không chiến lược qui mô lớn bằng máy bay B.52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác. Kế hoạch Linebacker (còn gọi là “Cứu bóng trước khung thành” ) được phê chuẩn và từ 19g40 phút ngày 18-12-1972, đợt B.52 đầu tiên ném bom đánh phá thủ đô Hà Nội.

Tuy đã 35 năm trôi qua (12/1972 – 12/2007), nhưng chiến thắng lịch sử “Điện Biên Phủ trên không”, đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn của không quân Mỹ, mãi mãi vẫn là biểu tượng của trí tuệ và ý chí Việt Nam. Trong trận nầy, Đế quốc Mỹ đã phải huy động tới mức cao nhất lực lượng không quân chiến lược, không quân chiến thuật nhằm “Hạ gục Hà Nội” trong một phen quyết đấu. Với lực lượng phòng không 3 thứ quân, lấy quân chủng Phòng không – Không quân làm nồng cốt để chọi lại không quân hiện đại của Mỹ. “Hà Nội, Điện Biên Phủ trên không” là một chiến dịch có ý nghĩa quân sự, chính trị, lịch sử to lớn. Chiến thắng đó đã làm sụp đổ hoàn toàn thần tượng vô địch (thời điểm đó) của “Không lực Hoa Kỳ”. Làm thất bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và âm mưu đưa “miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá” của Tổng thống Mỹ R.Nixon. Tạo ra cục diện mới để chúng ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại.

          Lực lượng được Mỹ huy động vào cuộc tập kích:

          Lần đánh phá nầy giới cầm quyền Mỹ đã huy động 1.192 máy bay và nhiều loại vũ khí trang bị hiện đại khác. Trong đó lực lượng B.52 là 193 chiếc (lúc đó Mỹ có 400 B.52) với 250 tổ lái. Không quân chiến thuật gồm: 1077/3043 chiếc (chiếm 31% tổng số máy bay chiến thuật của Mỹ) và toàn bộ lực lượng không quân chiến thuật của không quân và hải quân Mỹ ở Đông Nam Á, trong đó có một biên đội máy bay F111, 50 chiếc. Về Tàu sân bay có 6/14 chiếc bằng 34% tổng số Tàu sân bay của Mỹ đã từng tham chiến ở Việt Nam. hơn 50 máy bay tiếp dầu trên không và nhiều máy bay phục vụ khác, cùng 60 tàu chiến các loại của Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương.  Các loại máy bay đã xuất kích 4583 lần chiếc, trong đó B52 663 lần chiếc; không quân chiến thuật 3920 lần chiếc. tổng số bom đạn thả xuống trên 120.000 tấn.

          Sức mạnh của máy bay chiến lược B52:

          B52 là loại máy bay ném bom phản lực hạng nặng do hãng Bôing sản xuất theo đơn đặt hàng của Lầu Năm góc để làm nhiệm vụ ném bom hạt nhân trong chiến tranh toàn cầu. B 52 có những tính năng chiến thuật như: Kíp bay 6 người, sải cánh 56,39 m, chiều dài 49,05 m, chiều cao 12,40 m, bay xa từ 12 đến 16.000 km, tải trọng vũ khí từ 18 đến 30 tấn. Có thiết bị tác chiến điện tử, tên lữa chống rađa, thiết bị gây nhiễu hồng ngoại. B52 có thể bay liên tục trong vòng 9 giờ không cần tiếp dầu. Ở chiến trường Việ

Trần Tuyến (Tư liệu của Cục Chính trị, Bộ tư lệnh phòng không - không quân)

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN