
Chính Trung ương về sau nêu vấn đề tổng công kích, tổng khởi nghĩa trên cơ sở ba mũi giáp công này, cũng là trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn của phong trào, mà trong đó cái phần đóng góp của Bến Tre là rất quan trọngn “Đội quân tóc dài” biểu tình trong phong trào Đồng khởi năm 1960. Ảnh tư liệu
Trích bài của đồng chí Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) - Bí thư Xứ ủy Nam Bộ trong Đồng khởi (1959 - 1960), Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh (1982), nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Bản chép từ băng ghi âm lưu ở kho lưu trữ của Văn phòng Tỉnh ủy Bến Tre).
Nhân dân ta càng đấu tranh càng lâm vào thế khó khăn. Cơ sở ta lần lần bị bắt, bị tù đày, bị giết rất tàn nhẫn. Có nhiều nơi chi bộ một năm lột xác tới 3, 4 lần. Kẻ địch đã củng cố được bộ máy chính quyền chuyên chính phản cách mạng ở Trung ương, ở tỉnh, ở huyện, bây giờ đi xuống xã trực tiếp khủng bố ở cơ sở xã. Tình hình cách mạng lúc bấy giờ gặp rất nhiều khó khăn, đặt ra cho Đảng ta phải có chủ trương thỏa đáng để giải quyết tình hình. Lúc bấy giờ có Nghị quyết 15 ra đời, chỉ một câu sau khi Trung ương phân tích tình hình âm mưu thủ đoạn kẻ địch ở miền Nam, tình hình phong trào quần chúng ở miền Nam đi đến một kết luận.
Trung ương cho, nhưng Trung ương chỉ dặn có một câu như thế này: “Nổi dậy rồi (lúc bấy giờ chưa có từ Đồng khởi đâu. Đồng khởi là sau), lúc bấy giờ nổi dậy, nổi dậy ở nhiều nơi, nổi dậy thì đưa chính trị, bạo lực thành vũ trang chiến đấu”. Trung ương chỉ dặn là phải hết sức đưa vũ trang mạnh, nhưng mà cũng phải duy trì phong trào chính trị, vẫn còn giữ cái thế hợp pháp cho quần chúng để tồn tại lâu dài. Và sẽ có cuộc đấu tranh giằng co mà ta tiến lên trong giằng co, tức là ta nổi dậy từng phần, địch sẽ bình định lại. Lúc bấy giờ chưa có từ “ấp chiến lược”. Sau này, ta nổi dậy rồi nó mới lập ấp chiến lược, nó bình định lại. Rồi ta lại phải nổi dậy nữa mà càng ngày càng mở rộng nổi dậy bằng cả chính trị và đặc biệt là bằng lực lượng vũ trang. Muốn như thế phải hết sức duy trì phong trào chính trị và duy trì thế hợp pháp cho quần chúng.
Thế thì Trung ương chỉ đạo như thế. Xứ ủy chúng tôi trong chỉ đạo cũng nghĩ nhất định là phải nổi dậy bằng bạo lực quần chúng và tiến lên bằng bạo lực vũ trang, cái đó thì dứt khoát rồi. Bởi vì mấy năm trước đây, ta đấu tranh chính trị mà bạo lực yếu quá, lúc đó chỉ có vũ trang tuyên truyền, chỉ có trừ gian, ở trên miền Đông có vài đại đội, ở miền Trung, miền Tây, các tỉnh và khu ủy cũng có vài trung đội vũ trang. Có lúc tập trung thành trung đội, nhưng đến khi nổi dậy nó xuất hiện chỗ nào thì địch đem quân đến bao vây nó đánh xiết nên phải phân tán thành tiểu đội, có khi thành từng đội nhỏ phân tán ra. Lúc bấy giờ rất sợ là hễ vũ trang tiếp tục mạnh lên thì cái thế hợp pháp, thế đấu tranh chính trị của quần chúng không còn. Cho nên muốn duy trì đấu tranh chính trị là chủ yếu của quần chúng thuận lợi phải phân tán lực lượng. Thậm chí ta nhớ lại rất tức cười, ở Khu 8 này thôi, có những đồng chí ở đội vũ trang tuyên truyền có súng trong tay, nhưng khi địch bao vây và tới nơi rồi thì giơ súng lên: “Tao có súng trong tay, nhưng mà tao theo đường lối của Đảng đấu tranh chính trị là chủ yếu, cho nên tao không bắn lại mày”. Nhưng nó vẫn cứ bao vây. Anh em phải đánh lại nó. Có nơi đánh lại nó thì anh em bị phê bình. Đó là bạo lực chủ nghĩa, vũ trang chủ nghĩa!?
Thế thì, khi được Trung ương cho chỉ thị đẩy mạnh vũ trang, chúng tôi rất mừng. Nhưng mà rất băn khoăn vì Trung ương dặn cho đẩy mạnh vũ trang nhưng nhất thiết không làm cho phong trào đấu tranh chính trị yếu đi, mà càng đẩy mạnh vũ trang thì phong trào đấu tranh chính trị càng mạnh hơn. Vì nó có thế rồi, phải mạnh hơn và nhất là phương diện cái thế hợp pháp của quần chúng, không biết giữ sao đây? Chứ kinh nghiệm hồi kháng chiến chống Pháp, quần chúng ở vùng căn cứ, vùng du kích mạnh thế mà khi có vũ trang lên mạnh thằng địch vào, tự nhiên phải đấu tranh bất hợp pháp thôi! Phải xây dựng căn cứ, hầm hố, chông và đấu tranh bạo lực bất hợp pháp với nó thôi. Chứ thế đấu tranh chính trị như bây giờ, ta thấy rõ ràng, vì ta đã làm tốt rồi. Chứ lúc đó là vấn đề phải suy nghĩ trong chỉ đạo. Nhưng mà lúc bấy giờ tình hình đặt cho sự lãnh đạo là nhất thiết phải đẩy vũ trang mạnh lên và đưa phong trào nổi dậy của quần chúng lên, không chần chừ. Quả thực lúc bấy giờ nếu mà ta làm chậm một năm thì sau này không nổi dậy đâu. Nó đánh cơ sở không còn nữa, quần chúng bị oải đi rồi thì nổi dậy khó lắm. Không phải tuyệt đối không nổi dậy được, nhưng nổi dậy khó lắm. Nhưng mà ta cũng làm kịp thời. Sau cái tết đầu năm 1960, ta đưa phong trào nổi dậy ở nhiều nơi trong đó có Bến Tre.
Một tháng sau, chúng tôi nắm lại tình hình để tiếp tục làm nữa thì trong đó chúng tôi có nhận được báo cáo của Bến Tre làm cho chúng tôi thấy rằng: À! Thế này thì ra vẫn đấu tranh vũ trang mạnh, từ thế đấu tranh vũ trang mạnh như thế này, thì nhân dân lại càng có thể đấu tranh chính trị mạnh hơn. Tấn công kẻ địch không những bằng vũ trang, bằng bạo lực của quần chúng mà bằng mũi chính trị, kết hợp mũi chính trị là mũi binh vận. Qua sự kiện, lát nữa tôi sẽ nói tóm tắt trở lại để các đồng chí Bến Tre nhớ lại, không biết là trong cuộc họp này cái sự kiện đó các đồng chí đã tổng kết chưa? Rõ chưa? Tôi thấy rất quan trọng! Lập tức chúng tôi rút kinh nghiệm đó phổ biến cho khắp các nơi và như thế thì tiếp tục cứ việc đẩy mạnh cái nổi dậy và đẩy mạnh cái vũ trang, rồi sẽ xuất hiện dần dần, chẳng những phong trào du kích chiến tranh mạnh, mà ba thứ quân sẽ xây dựng dần dần mạnh lên, không có gì hạn chế cả. Nhưng mà đồng thời làm theo kiểu như ở Mỏ Cày, Bến Tre. Ba xã căn cứ của Tỉnh ủy Bến Tre hồi đó đóng ở Mỏ Cày mà làm như kiểu này vẫn giữ được thế hợp pháp của quần chúng, mà lại càng có khả năng giữ thế hợp pháp nữa, một cái thứ hợp pháp không phải thụ động mà là thứ hợp pháp tấn công, mà đưa lên một phong trào chính trị và binh vận mạnh mẽ tấn công kẻ địch song song với tấn công bằng quân sự, mà không phải tấn công rời rạc, mà chính trị, quân sự và binh vận lại phối hợp với nhau tấn công ở trong một cuộc đấu tranh, một đợt đấu tranh. Lúc bấy giờ Xứ ủy chúng tôi rất vui mừng mà nói, băn khoăn thì bây giờ Bến Tre đã tìm ra được cái phương thức này đây! Lập tức chúng tôi đem cái kinh nghiệm này phổ biến chỉ đạo cho các nơi áp dụng để làm.
Và từ sau đó mới có cái từ là Đồng khởi. Và qua Đồng khởi mà xây dựng ba lực lượng: lực lượng quân sự, lực lượng chính trị và lực lượng binh vận; ba mũi giáp công, mà không phải giáp công rời rạc nhau, mà giáp công ngay ở trong một cuộc đấu tranh, ba mũi giáp công ngay từ một người quần chúng đấu tranh. Đó là cái đặc biệt! Đây là cái thế mạnh! Thế mạnh tổng hợp mà chính từ cái thế mạnh tổng hợp đó nó phát triển lên thì nó sẽ thành ra là nổi dậy từng phần, kết hợp ba mũi giáp công và tiến lên tổng công kích, tổng khởi nghĩa.