Bước đầu góp phần ngăn chặn, giảm bớt những vi phạm đạo đức

18/02/2008 - 03:39

Tiết mục múa “cây nhà lá vườn” của Đội Hội Chữ thập đỏ TP tại hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

“Cán bộ, đảng viên và nhân dân TP mang tên Bác thực sự phấn khởi đón nhận và tham gia cuộc vận động với niềm tin vào sự thành công của cuộc vận động đầy ý nghĩa chính trị và sâu sắc về văn hóa” - Đó là nhận định của PGS-TS Phan Xuân Biên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM về kết quả 1 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở TPHCM.

* Đồng chí đánh giá thế nào về nhận thức và tình cảm của cán bộ, đảng viên và nhân dân TPHCM sau một năm triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”?

- Nhận thức được nâng lên rõ rệt! Mọi người thấy được giá trị đạo đức cách mạng và tấm gương đạo đức của Bác là di sản tinh thần to lớn, giá trị nhân văn cao cả. Tuyệt đại đa số cán bộ đảng viên, nhân dân đều cảm phục và ngưỡng mộ lòng tận tụy, đức hy sinh, tình thương dân tha thiết, khoan dung, vị tha, nếp sống giản dị, khiêm tốn của Bác Hồ đã có sức cảm hóa và lay động tình cảm mọi người đối với Bác, với Đảng. Nhiều người cho đó là “phước đức” của dân tộc ta, “yêu Bác lòng ta càng trong sáng hơn”.

Cuộc vận động đã thức tỉnh, cảnh tỉnh, nhắc nhở từng người, từng tổ chức quan tâm nhiều hơn đến giữ gìn, rèn luyện đạo đức, nên phần nào đã có tác dụng ngăn chặn, giảm bớt những vi phạm đạo đức.

* Nhưng lúc đầu khi triển khai, vẫn còn nhiều người cho rằng cuộc vận động này chủ yếu dành cho cán bộ, nhất là người có chức quyền?

- Lúc đầu nhiều người cho đây là cơ hội tốt nhất, giải pháp có hiệu quả để khắc phục tình trạng suy thoái trầm trọng về đạo đức lối sống hiện nay của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên và của xã hội, Do đó, chỉ cần tập trung cho cán bộ đương chức, cho những nơi nào dễ xảy ra tiêu cực, nhất là tham nhũng, quan liêu. Nhận thức ấy là đúng song chưa đủ, chưa đúng tầm quan trọng của cuộc vận động.

Tuy nhiên sau khi học, trao đổi, thảo luận, mọi người đã nâng cao nhận thức, thấy được đạo đức là gốc của con người, của văn hóa mà văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Do vậy ai ai cũng cần phải học và rèn luyện, trau dồi đạo đức theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ.

* Lúc đầu cũng có ý kiến cho rằng “làm theo” khó quá?

- Đúng là lúc đầu có ý kiến nói học tập tư tưởng đạo đức Bác Hồ thì làm được, nhưng làm theo Bác thì rất khó, thậm chí “không làm được”. Nhưng dần dần, đã có sự chuyển biến, nhận ra “làm theo” chứ không phải “làm y, làm như”, nên đã lấy những tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, những mẩu chuyện kể về Bác Hồ để soi vào công việc, vào cuộc sống của từng người, từ đó nghiệm ra là có thể “làm theo” tấm gương đạo đức của Bác đối với mọi người và trên mọi lĩnh vực cuộc sống.

* Đồng chí có thể nêu lên một số cách làm sáng tạo ở cơ sở?

- Nhiều đơn vị đã tổ chức kể chuyện về tấm gương đạo đức Bác sau buổi lễ chào cờ đầu tuần, hoặc các siêu thị thì tổ chức kể chuyện trước giờ làm việc buổi sáng hàng ngày vừa để tìm hiểu, vừa để “biết” mà vận dụng ngay trong giờ làm việc, để có một ngày tốt hơn, trước hết là tận tụy trong công việc, tận tình với khách hàng, tận trung với Nhà nước, không tham ô, tham nhũng…

Ở chi bộ vừa nghe báo cáo viên giảng,

Theo SGGP

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN