Chính phủ luôn nhìn thẳng vào sự thật

26/10/2007 - 23:40

Ảnh minh họa

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Chúng ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới có cái thành công, có cái chưa thành công, thậm chí có cái thất bại. Chính phủ luôn nhìn thẳng vào sự thật, cái được thì phát huy, cái gì chưa được thì phân tích rõ nguyên nhân để có giải pháp khắc phục

Sáng nay (26/10), bên lề Kỳ họp thứ hai của Quốc hội khoá XII, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc trao đổi thẳng thắn, cởi mở với báo giới về các giải pháp điều hành nền kinh tế trong thời gian tới. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Chúng ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới có cái thành công, có cái chưa thành công, thậm chí có cái thất bại. Chính phủ luôn nhìn thẳng vào sự thật, cái được thì phát huy, cái gì chưa được thì phân tích rõ nguyên nhân để có giải pháp khắc phục”.

* Thưa Thủ tướng, có ý kiến cho rằng nguyên nhân của tình trạng lạm phát tăng cao trong năm nay là do công tác dự báo chưa tốt. Chính phủ sẽ tập trung khắc phục tình trạng này như thế nào?


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
Trong điều hành nền kinh tế, ai cũng muốn tăng trưởng cao, nhưng lạm phát thấp. Tuy nhiên, sở dĩ lạm phát tăng cao như hiện nay là do có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Khách quan là nền kinh tế thị trường của Việt Nam gắn với nền kinh tế thế giới, nên chịu sự tác động của thị trường thế giới về giá nguyên liệu, vật tư, tỷ giá các đồng ngoại tệ… Về chủ quan, đúng là chưa lường hết được diễn biến để điều hành hiệu quả. Cụ thể như chưa bao giờ dự trữ ngoại tệ tăng từ 12 tuần nhập khẩu lên 20 tuần. Có được mức này là nhờ đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài tăng mạnh. Khi đầu tư vào nước ta, họ phải chuyển sang tiền đồng để làm vốn đầu tư. Nền kinh tế Việt Nam không thể USD hoá, nên trong điều hành vĩ mô phải lấy tiền đồng để chuyển đổi đồng USD cho họ. Nếu chúng ta không mua USD sẽ làm USD xuống giá, khiến giá đồng Việt Nam tăng lên, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu. Do đó, buộc chúng ta phải đưa tiền đồng ra mua. Trong vòng 6 tháng, chúng ta mua gần 9 tỷ USD. Cái dở của chúng ta là đưa Việt Nam đồng ra nhiều, nhưng chưa rút về hợp lý… Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm vấn đề này trước Quốc hội.


* Nhiều đại biểu Quốc hội cũng như người dân tỏ ý lo lắng về việc thu hút vốn đầu tư nhiều nhưng nền kinh tế “tiêu hoá” vốn kém sẽ chịu những tác động tiêu cực. Thưa Thủ tướng, Chính phủ đã tập trung vào những giải pháp nào để giải quyết tình trạng này?


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:

Theo VOV

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN