BDK.VN - Ngày 7-4-2025, UBND tỉnh có văn bản số 2297/UBND-TCĐT gửi các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp nhà nước, về việc triển khai Chỉ thị số 08/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phòng, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trường kinh tế.
Các phiên giao dịch việc làm được kết nối trực tiếp và trực tuyến với nhiều tỉnh, giúp người lao động có thêm kênh chọn lựa công việc phù hợp.
Theo đó, UBND tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ, giải pháp: Thống nhất nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác phòng, chống lãng phí. Hoàn thiện quy định pháp luật về phòng, chống lãng phí. Rà soát, sửa đổi các thủ tục hành chính rườm rà, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
Thực hiện quản trị thông minh và chuyển đổi số ở tất cả các cơ quan, đơn vị, địa phương. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác phòng, chống lãng phí. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan theo dõi, đôn đốc, thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Văn bản nêu rõ: Xác định phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, đòi hỏi sự tham gia, đóng góp một cách có trách nhiệm của tất cả các cơ quan, đơn vị, địa phương. Công tác phòng, chống lãng phí phải được thể hiện rõ nét qua những cam kết, chương trình, kế hoạch, có tiến độ, có chỉ tiêu cụ thể, tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí và phải được tiến hành thường xuyên. Kế hoạch thực hiện phải đảm bảo 5 rõ (rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ trách nhiệm, rõ kết quả).
Gắn kết các kết quả từ công tác phòng, chống lãng phí với việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên năm 2025 và tăng trưởng kinh tế hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030; xác định kết quả thu được từ công tác phòng, chống lãng phí là nguồn lực quan trọng, góp phần thúc đẩy các động lực tăng trưởng để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bên cạnh các động lực tăng trưởng truyền thống khác.
Đáng chú ý, văn bản nhắc đến giải pháp đột phá để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở nội dung: Thực hiện quản trị thông minh và chuyển đổi số là giải pháp đột phá để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, giúp minh bạch hóa thông tin, giảm thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng các nguồn lực của Nhà nước, đồng thời là công cụ hữu hiệu trong phòng, chống lãng phí ở tất cả các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Bên cạnh đó, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) vào công tác quản lý, giám sát; đồng thời, đồng bộ hóa hạ tầng số, liên thông hệ thống dữ liệu giữa các cơ quan để tránh tình trạng mỗi đơn vị vận hành một hệ thống riêng lẻ, dẫn đến phân mảnh dữ liệu, gây khó khăn trong quản lý và khai thác thông tin.