 |
Chế biến thủy sản. Ảnh: Cẩm Trúc |
Đây cũng là quá trình nhận thức của Đảng ta về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) trong nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách để khuyến khích và tạo điều kiện cho KTTN phát triển - đó là một bước tiến quan trọng trong nhận thức của Đảng ta về vị trí, vai trò của KTTN.
Trước đây,
trong Văn kiện của Đảng chỉ xem KTTN là
“một trong những động lực” của nền kinh tế, nay Đảng ta khẳng định “là một động
lực quan trọng” để phát triển KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đây
là điểm mới trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung
ương nhấn mạnh vai trò động lực KTTN.
Giải phóng sức sản xuất
Đảng ta đã đưa ra hệ thống các quan điểm cụ thể về phát
triển KTTN cụ thể là: “Phát triển KTTN lành mạnh theo cơ chế thị trường là một
yêu cầu khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể
chế, phát triển nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; là một phương
sách quan trọng để giải phóng sức sản xuất; huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực phát triển”. Quan điểm này có tính đột phá, Đảng ta khẳng định
phát triển KTTN lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan vừa
cấp thiết, vừa lâu dài. Chính quan điểm này của Đảng ta sẽ làm cho người dân an
tâm đầu tư, phát triển; giải quyết tốt tâm lý người dân lo sợ đầu tư phát triển
đến một giai đoạn nào đó thì sẽ có sự thay đổi về chính sách. Chính vì vậy, họ
không an tâm đầu tư lớn, đầu tư phát triển lâu dài. Nhà nước ta tôn trọng, bảo
hộ và khuyến khích phát triển KTTN và coi đây như là việc vừa cấp bách bởi
chúng ta đang cần phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), cần huy động mọi nguồn lực
của xã hội cho phát triển rất cấp bách nhưng cũng vừa rất lâu dài trong phát
triển KT-XH của đất nước ta trong quá trình hoàn thiện thể chế KTTT định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Đồng thời, phát triển KTTN là một phương sách quan trọng
để giải phóng sức sản xuất; huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực phát triển. Vấn đề khó nhất của chúng ta hiện nay là làm sao huy động, sử dụng
các nguồn lực có hiệu quả. Đảng ta đã xác định KTTN là phương sách quan trọng
nhất để làm được điều đó. Trên thực tiễn thời gian qua đã chứng minh điều đó, tất
nhiên là chúng ta cũng không tuyệt đối hóa KTTN nhưng kết quả phát triển KTTN
như vừa qua và hiện nay là đáng phấn khởi, có những dự án lên đến vài nghìn tỷ
đều do tư nhân đầu tư rất hiệu quả. Với chủ trương quan điểm này của Đảng ta tạo
ra động lực hết sức quan trọng để KTTN an tâm đầu tư phát triển trong thời gian
tới.
Một quan điểm nữa hết sức quan trọng là: “KTTN là một động
lực quan trọng để phát triển kinh tế. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với
KTTN là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ. Khuyến khích, tạo
điều kiện thuận lợi để KTTN phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng
trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng đóng góp trong GDP”.
Đảng và Nhà nước
đã xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển
KTTN lành mạnh và đúng định hướng. Nhưng mặt khác, những mặt trái của KTTN nói
riêng và KTTT nói chung thì chúng ta phát huy tối đa các mặt mạnh phục vụ cho lợi
ích của quốc gia, lợi ích của dân tộc nhưng cũng có những biện pháp để hạn chế
đến mức tối đa những mặt tiêu cực của KTTN. Thời gian gần đây chúng ta thấy rất
rõ bên cạnh KTTN phát triển thì cũng xuất hiện biểu hiện của “lợi ích nhóm”, biểu
hiện của “chủ nghĩa tư bản thân hữu” rất đáng quan tâm. Đó là một hiện tượng
không lành mạnh. Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi thì sẽ gây
ra những hệ lụy rất lớn, nó sẽ lũng đoạn các hoạt động trong xã hội, làm méo mó
môi trường kinh doanh, để trục lợi cho các lợi ích nhóm…
Nâng cao hiệu quả hoạt
động doanh nghiệp
Một quan điểm nữa cũng rất mạnh mẽ mà Đảng ta khẳng định:
“KTTN được phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Phát
huy phong trào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; nâng cao hiệu quả hoạt động của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để các hộ
kinh doanh tự nguyện liên kết hình thành các hình thức tổ chức hợp tác hoặc hoạt
động theo mô hình doanh nghiệp.
Qua đó cho thấy, Đảng ta khẳng định trong KTTN thì bộ phận
rất quan trọng đó là các hộ kinh doanh cá thể. Đối với KTTN hiện nay, doanh
nghiệp chỉ chiếm khoảng 7,8% trong GDP, phần còn lại là các hộ kinh doanh cá thể.
Cho nên, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta là sẽ có cơ chế, chính sách để khuyến
khích các hộ kinh doanh cá thể này chuyển sang hoạt động mô hình doanh nghiệp
và khuyến khích việc phát triển hợp tác xã để liên kết các hộ cá thể, đây là chủ
trương nhất quán. Đảng ta khẳng định, cho phép hình thành các tập đoàn KTTN đa
sở hữu lớn và thậm chí góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước. Khuyến khích
KTTN tham gia góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần
hóa hoặc Nhà nước thoái vốn. Thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết sản xuất,
kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị thị
trường giữa KTTN với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài nhằm tiếp nhận, chuyển giao, tạo sự lan tỏa rộng rãi về công
nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và mở rộng thị
trường tiêu thụ. Chúng ta thấy rất rõ mối liên kết giữa các thành phần kinh tế
trong nền kinh tế. Trong đó, Đảng ta luôn luôn khuyến khích nền KTTN tham gia
góp vốn cổ phần vào các doanh nghiệp nhà nước. Nghĩa là, chúng ta cũng mở dần
cơ hội để KTTN tham dự vào các lĩnh vực đó, làm sao gắn kết giữa KTTN với kinh
tế nhà nước, kinh tế tập thể và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tạo
ra động lực mạnh hơn cho nền kinh tế, trong đó có vai trò giữ vững tính độc lập,
tự chủ của nền kinh tế.
Chủ trương, giải pháp
Để phát triển KTTN trở thành động lực quan trọng của nền
KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta cũng chủ trương “chăm lo giáo dục,
nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, gắn
liền với lợi ích của đất nước; phát triển đội ngũ doanh nhân có ý thức chấp
hành pháp luật, trách nhiệm xã hội và kỹ năng lãnh đạo, quản trị cao; chú trọng
xây dựng văn hóa doanh nghiệp và đạo đức doanh nhân”. Đây cũng là nội dung quan
trọng, không những chúng ta nói về KTTN mà chúng ta còn nói đến đội ngũ doanh
nhân. Chúng ta khuyến khích các chủ doanh nghiệp làm giàu mà muốn làm giàu thì
ngoài những kỹ năng, nguồn vốn thì lòng tự tôn dân tộc cũng hết sức quan trọng.
Chúng ta phải khơi dậy lòng yêu nước của doanh nhân, đây là vấn đề vô cùng quan
trọng; phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc rất cao để xây dựng đội
ngũ doanh nhân Việt Nam có lòng yêu nước, yêu dân tộc, yêu đồng bào nhưng đồng
thời có năng lực chuyên môn tốt.
Đó là hệ thống những quan điểm của Đảng ta về phát triển
kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa cần có sự thống nhất nhận thức và hành động, quyết tâm
thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng, phải phát triển kinh tế tư nhân thật sự
trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam.
Đảng ta khẳng định và đánh
giá, nhìn nhận một cách nhất quán về vai trò, vị trí của KTTN trong phát triển
KT-XH là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế và cùng kinh tế nhà nước,
kinh tế tập thể là nòng cốt để xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Về
phát triển thì tạo mọi điều kiện để phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với
chất lượng cao, với quy mô, tỷ trọng đóng góp GDP ngày càng lớn. Hay nói cách
khác là chúng ta tạo tư tưởng thông thoáng, tạo mọi điều kiện để KTTN phát
triển. |