Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á còn gọi là ASEAN

22/11/2007 - 08:52

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations-ASEAN)là liên minh kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội trong khu vực Đông Nam Á; được thành lập ngày 8-8-1967 cho đến nay gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Myanmar, Philipines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, Lào, Malaysia, Đông Timo. Khối ASEAN hoạt động trên nguyên tắc cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền và bình đẳng toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc; không can thiệp vào nội bộ của nhau; giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng con đường ngoại giao; hợp tác với nhau một cách có hiệu quả.

Các nước ASEAN có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và hiện nay đang đứng hàng đầu thế giới về cung cấp một số nguyên liệu như cao su (90% sản lượng cao su thế giới), thiết và dầu thực vật (90%), một lượng lớn  gạo, dừa....  Công nghiệp ASEAN cũng đang trên đà phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực như dệt, hàng điện tử, công nghệ thông tin và một số mặt hàng tiêu dùng khác.

 

Tuy nhiên, các nước thuộc khối cũng không phải là phát triển đồng nhất. Các nước ASEAN đang diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá. Nhờ chính sách kinh tế “hướng ngoại”, nền ngoại thương ASEAN đã phát triển tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua, đạt trên 160 tỷ USD vào đầu nhưng năm 1990 (nay là 339 tỷ USD), nâng tỷ trọng ngoại thương thế giới từ 3,6 % lên 4,7%. ASEAN cũng là đối tượng thu hút nhiều vốn đầu tư của thế giới.

 

Từ hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 5 tại Bangkok tháng 12-1995, đã ký kết Hiệp ước về khu vực Đông nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) là một văn kiện quan trọng tiến tới xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình và ổn định.

 

Hội nghị các nước ASEAN lần thứ 13 đang diễn ra tại Singapore, một trong các vấn đề được quan tâm lần này là Hiến chương mới của ASEAN để tạo cơ sở thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập trên toàn khối. Bản Hiến chương được các nhà lãnh đạo của 10 nước thành viên ASEAN xem xét và ký trong ngày làm việc 20-11. Bản Hiến chương gồm 13 chương 55 điều xoay quanh các vần đề an ninh, kinh tế, văn hoá xã hội sẽ là khung thể chế cho các nước trong khối ASEAN với mục đích hoà bình, ổn định và thịnh vượng cho khối nói riêng và cho cộng đồng quốc tế nói chung. Bên cạnh đó, hội nghị này cũng đề cập đến các vấn đề về khí hậu và Nghị định thư Kyoto.

Quốc Hùng (Theo Mofa, TN, Xihua)

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN