
Cồn Đất (Ba Tri) kinh tế còn khó khăn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Ảnh: Thu Huyền
Các phương án sinh kế
Dự án CM-FIM sẽ lấp đầy những lỗ hổng kiến thức về phát triển các phương án sinh kế khả thi cho cộng đồng địa phương sống trong và xung quanh các khu vực rừng ngập mặn trước tình trạng căng thẳng về nước, nhiệt độ và độ mặn ngày càng gia tăng, đồng thời làm cho các mối lo ngại về biến đổi khí hậu trở nên rõ ràng trong quá trình lập kế hoạch và phân bổ tài nguyên ở cấp tỉnh, huyện và xã. Tiểu hợp phần sẽ xác định tập hợp cốt lõi các lĩnh vực nghiên cứu hành động quản lý đất ngập nước ven biển hiệu quả và thích ứng được chỉ ra. Cập nhật ban đầu của tập hợp cốt lõi này sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng kinh nghiệm của IFAD ở các khu vực xác định thực tiễn thích ứng; đánh giá, phân tích thực tiễn và lựa chọn; đóng khung bài học.
Các chủ đề để lựa chọn thực tiễn bao gồm: Quá trình lựa chọn nguyên tắc sẽ do các ban quản lý dự án của hai tỉnh Bến Tre, Trà Vinh chủ trì và liên kết chặt chẽ với các nỗ lực xác định và lựa chọn nông nghiệp thông minh với khí hậu IFAD-CSAT, trong đó các hội, hiệp hội liên quan (Hội Nông dân - HND, Hội Liên hiệp Phụ nữ - HLPN) và các khu vực tư nhân (doanh nghiệp và hợp tác xã) được tham gia, tham khảo ý kiến chặt chẽ. Một khuôn mẫu cho các quy trình lập kế hoạch, xác định, xem xét và lựa chọn kỹ lưỡng được chuẩn bị, làm hướng dẫn cho các đối tác dự án. Các phương pháp quản lý vùng ven biển nhạy cảm giới có hiệu quả được lựa chọn sau đó sẽ được đóng khung thành các sản phẩm tri thức. Các sản phẩm sẽ được phổ biến chủ yếu bởi các HND và Hội LHPN ở địa phương nhằm vào nông dân và các cơ quan quản lý rừng ngập mặn khác.
Để đảm bảo việc áp dụng và nhân rộng các nguyên tắc thực hành tốt, sáng tạo một cách hiệu quả như các mô hình đồng quản lý hiện nay (tổ nuôi nghêu, tổ bảo vệ rừng…); các mô hình FIM cho đồng quản lý, một khung nâng cao năng lực sẽ được thiết lập đào tạo kỹ thuật cho nông dân và các đơn vị quản lý. Tùy thuộc vào loại hình thực hành cho bối cảnh cụ thể, các phương pháp đào tạo sẽ được giới thiệu bao gồm: đào tạo bằng giảng viên, nông dân đào tạo cho nông dân và doanh nghiệp đào tạo cho nông dân trong toàn bộ quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tổng hợp ở cấp xã. Dự án sẽ xác định các mối quan tâm và nguồn lực để triển khai các hoạt động.
Quản lý đất ngập nước ven biển
Thiết lập và thực hiện khung đồng quản lý nhạy cảm giới, quản lý đất ngập nước ven biển nói chung và rừng ngập mặn nói riêng đặt ra những thách thức khác nhau so với quản lý rừng trên cạn hoặc rừng vùng đồi núi do động lực thủy triều, kiến trúc rừng và sinh kế kinh tế độc đáo mà chúng có thể hỗ trợ. Do có nhiều lợi ích chồng chéo trong các khu vực rừng ngập mặn, chúng đặc biệt phù hợp với các thỏa thuận đồng quản lý nhằm tập hợp các bên liên quan của chính phủ, lần đầu tiên có cả khu vực tư nhân, xã hội dân sự nông thôn để phát triển, thực hiện các thỏa thuận quản lý cùng có lợi.
Tiểu hợp phần này hỗ trợ các bên liên quan chính xác định và thiết lập cơ chế để cùng quản lý rừng ngập mặn ở các tỉnh Bến Tre và Trà Vinh nhằm đảm bảo bảo tồn đa dạng sinh học bền vững, sinh kế và các dịch vụ hệ sinh thái, có tính đến động lực giới.
Việc thiết lập và thực hiện khuôn khổ đồng quản lý nhạy cảm giới đòi hỏi: Một nền tảng để các chủ thể nhà nước và ngoài nhà nước, khu vực tư nhân và cộng đồng cùng nhau thảo luận và thống nhất về cơ chế đồng quản lý (50% thành viên tham gia là phụ nữ nhằm tăng cường tiếng nói của họ). Dự án sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập và vận hành một nền tảng bắt đầu bằng việc xác định và tham gia của các bên liên quan quản lý đất ngập nước ven biển; thảo luận và trao đổi về các cơ chế và nguyên tắc đồng quản lý; tham vấn và lựa chọn cơ chế đồng quản lý phù hợp. Thiết lập các tổ chức thể chế đồng quản lý chính thức được Chính phủ Việt Nam công nhận về mặt pháp lý để cung cấp sự đảm bảo và động lực cho sự tham gia và lợi ích của cộng đồng.
Hoàng Triều