 |
Một đảo lớn trong quần đảo Hoàng Sa. |
Chủ quyền thiêng liêng đối với Trường Sa và Hoàng Sa đã được minh chứng bằng
thời gian và lịch sử của nhiều thế kỷ những cư dân và Nhà nước VN đã quản lý và
khai thác vùng lãnh thổ trên biển Đông này.
Cách đây hơn 3 thập kỷ, giữa lúc nhân dân Việt Nam đang tập trung nỗ lực vào
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; lại cũng là lúc một số nước lớn đang mặc cả
và thoả hiệp với nhau để cản trở sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc Việt
Nam, thì ngày 19/01/1974, quân đội Trung Quốc đã tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa,
lúc này đang do chính quyền Sài Gòn quản lý.
Hơn ba thập kỷ qua, trong
bối cảnh quan hệ Việt-Trung có những bước thăng trầm, Việt Nam vẫn luôn khẳng
định Hoàng Sa cùng với Trường Sa là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của mình.
Bởi vì chủ quyền ấy đã được minh chứng bằng thời gian và lịch sử của nhiều thế
kỷ những cư dân và Nhà nước Việt Nam đã quản lý và khai thác vùng lãnh thổ trên
biển Đông này.
Sự xác lập chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa (cũng như với
Trường Sa) được minh chứng không chỉ bằng những tài liệu do người nước ngoài ghi
chép như sách Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán viết năm 1696, hay của
nhiều tác giả Tây phương như Le Poivre(1749), J,Chaigneau (1816-1819), Taberd
(1833), Gutzlaff (1849)…; cũng như những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể
liên quan đến hoạt động của các Đội Hoàng Sa xưa ở cửa biển Sa kỳ và đảo Lý Sơn
(Cù lao Ré), mà còn được ghi lại trên nhiều thư tịch, trong đó có những văn bản
mang tính chất Nhà nước của Việt Nam.
Cho đến nay chúng ta vẫn có bằng
chứng đầy đủ về chủ quyền của nhà nước Đại Việt (gồm cả Đàng Ngoài của các chúa
Trịnh và Đàng Trong của các chúa Nguyễn đều tôn phò nhà Lê) qua Thiên Nam Tứ
chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam
Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ (của Đỗ Bá Công soạn năm Chính Hoà
thứ 7-1686) và sách Phủ Biên Tạp Lục của bác học Lê Quý Đôn
(1776)…
Tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút
pháp đương thời với lời chú rất rõ ràng:
“Giữa biển có một dải cát
dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm… Họ Nguyễn mỗi năm và cuối
mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc,
tiền tệ, súng đạn…”
Còn bản đồ vẽ trong Toản Tập An Nam Lộ
thì ghi chú rất rõ địa danh Bãi Cát Vàng trên biển khơi phía trước của
những địa danh trên đất liền như các cửa biển Đại Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ Á, phủ
Quảng Nghĩa và các huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ
Hoa.
Với sách Phủ Biên Tạp Lục của nhà bác học Lê Quý Đôn
(1776), Hoàng Sa còn được mô tả kỹ hơn. Năm 1775, Lê Quý Đôn được Chúa Trịnh cử
vào vùng đất Phú Xuân lãnh chức Hiệp trấn để lo việc bình định hai trấn mới thu
hồi được từ Chúa Nguyễn là Thuận Hoá và Quảng Nam. Sách dành nhiều trang để mô
tả về các “Đội Hoàng Sa” và “Bắc Hải” của chúa Nguyễn tổ chức cho dân vùng Tư
Chính, Quảng Ngãi tổ chức thường kỳ việc vượt biển đến Hoàng Sa để thu luợm các
sản vật đem về đất liền. Những tư liệu thu thập tại địa phương xã An Vĩnh (Cù
lao Ré) còn nói tới “Đội Quế hư