Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Nói đi đôi với làm

25/10/2007 - 09:58
Ảnh minh họa.

Di sản vĩ đại nhất mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta là tư tưởng sáng ngời về phẩm chất đạo đức cách mạng. Trong di sản quý giá ấy có một chuẩn mực và nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng là: Nói đi đôi với làm .

Cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bằng chứng cảm động, một tấm gương tuyệt vời về sự thống nhất đạo đức cách mạng giữa lời nói và việc làm. Chúng ta còn nhớ năm 1945 khi mới giành được chính quyền, Người kêu gọi mọi người tăng gia sản xuất tiết kiệm để cứu đói cho nhân dân . Người thực hiện trước mỗi bữa ăn bớt một nắm gạo và cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa để lập “Hủ gạo cứu đói”. Người rất tiết kiệm và tiết kiệm đúng mức. Người dạy mọi người sống giản dị và chính Người thực hiện qua cuộc sống hàng ngày của mình với nhà sàn, dép lốp, áo vải đơn sơ…

Nghiên cứu tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đặc biệt phải chú trọng tới chữ liêm. Liêm là trong sạch không tham lam vật chất, tiền bạc, địa vị, quyền hành. Ngược lại là bất liêm, bất liêm rất nguy hại, và vì vậy rất đáng lên án, nhất là cán bộ cậy quyền thế, đục khoét của dân, ăn của đút lót, dìm người giỏi để giữ địa vị của mình.

Người đã viết: “Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, trang 104). Nhìn lại những vụ tham nhũng vừa qua, những hành vi về hách dịch liên quan đến cán bộ, công chức, nhất là cán bộ có chức có quyền đều thấy đó là những căn bệnh trong bộ máy tổ chức và của cán bộ công chức.

Theo Hồ Chí Minh, phải chống bệnh quan liêu và chủ nghĩa cá nhân, chống lạm quyền và lộng quyền từ trong bộ máy tổ chức. Phải kiểm soát quyền lực bằng tai mắt của quần chúng nhân dân, xây dựng bộ máy trong sạch và minh bạch. Cần tăng cường giáo dục và nêu gương, kết hợp giáo dục nêu gương với thi hành pháp luật. Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì. Chống tham nhũng là công việc của toàn xã hội, đất nước muốn giàu mạnh thì phải chống tham nhũng và chống có hiệu quả.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng về sự gắn bó mật thiết với dân, trọng dân và có trách nhiệm với dân. Đây chính là một giá trị đạo đức, thành phong cách, lối sống cho các thế hệ cán bộ đảng viên học tập và noi theo. Quần chúng nhân dân chỉ quý trọng yêu mến những người có tài, có đức hết lòng hết sức phụng sự nhân dân, biết chăm lo đến cuộc sống và lợi ích của nhân dân.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên từ Trung ương đến các làng, xã phải luôn luôn nhớ mình là công bộc là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Người từng nói: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Gương mẫu về đạo đức, gương mẫu về hành động, nói đi đôi với làm là những vấn đề cơ bản của đạo đức cán bộ, đảng viên. Gương mẫu đạo đức của đảng viên phải được thể hiện trên ba mối quan hệ chủ yếu là: Đối với mình, đối với người và đối với việc, và được thể hiện cụ thể ở gia đình, trong tổ chức cơ quan và ngoài xã hội...

Trong hoàn cảnh đất nước ta đang đổi mới, đòi h

Theo SGGP

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN