Hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững

08/12/2023 - 05:39

BDK - Năm 2023, ngành nông nghiệp (NN) tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU của Tỉnh ủy. Đẩy mạnh tuyên truyền, chuyển đổi nhận thức từ tư duy sản xuất NN sang tư duy kinh tế NN. Phát triển kinh tế NN theo cụm ngành, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của sản xuất NN, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả giống, thức ăn, vật tư NN, giảm ô nhiễm, đảm bảo an toàn thực phẩm; hướng đến kinh tế NN xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nông dân huyện Giồng Trôm chăm sóc vườn cam. Ảnh: CTV

Nông dân huyện Giồng Trôm chăm sóc vườn cam. Ảnh: CTV

Rà soát, lựa chọn những sản phẩm đặc trưng của địa phương để xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị nhằm góp phần phát triển mạnh và bền vững nền NN của tỉnh. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; chủ động chuyển đổi vùng trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu, cây ăn trái, chăn nuôi, thủy sản. Tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung, siêu thâm canh, đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ thúc đẩy sản xuất NN, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng xanh, thông minh, tuần hoàn, bền vững, chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai.

Phát huy thế mạnh kinh tế biển, triển khai hiệu quả chương trình phát triển thủy sản theo hướng tập trung công nghiệp, công nghệ hiện đại và áp dụng công nghệ cải tiến, nuôi hữu cơ. Tiếp tục triển khai kế hoạch phát triển 4.000ha nuôi tôm biển công nghệ cao, vận động hỗ trợ kỹ thuật phát triển ít nhất 500ha nuôi tôm công nghệ cao. Nâng cấp đội tàu để nâng cao hiệu quả đánh bắt hải sản xa bờ. Tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm chấm dứt tình trạng khai thác hải sản vi phạm vùng biển nước ngoài.

Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU của Tỉnh ủy về xây dựng vùng sản xuất tập trung, gắn phát triển chuỗi giá trị nhóm sản phẩm NN chủ lực tỉnh giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Đẩy mạnh tuyên truyền, chuyển đổi nhận thức từ tư duy sản xuất NN sang tư duy kinh tế NN. Tập trung đẩy nhanh xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị nông sản, chú trọng tạo ra thêm nhiều sản phẩm được chế biến sâu trong chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả lợi ích giữa các tác nhân các khâu trong chuỗi. Rà soát, lựa chọn những sản phẩm đặc trưng của địa phương để xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị nhằm góp phần phát triển mạnh và bền vững nền NN của tỉnh.

Theo Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Buội, sắp tới, ngành sẽ tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; chủ động chuyển đổi vùng trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu, cây ăn trái, chăn nuôi, thủy sản. Tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung, siêu thâm canh, đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất; áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất NN. Thực hiện tốt công tác phòng trị các dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản. Tăng cường giám sát, quản lý mã số vùng trồng, chỉ dẫn địa lý; quản lý, khai thác, phát triển các nhãn hiệu đã được xây dựng và bảo hộ; tiếp tục xây dựng hệ thống nhận diện địa phương, nhận diện thương hiệu, sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Tập trung thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai trong mùa mưa bão. Theo dõi chặt chẽ diễn biến, dự báo, thông tin kịp thời tình hình thời tiết, mưa, bão cho người dân để chủ động sản xuất, ứng phó, bảo vệ sản xuất.

“Trong thời gian tới, ngành NN tỉnh tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất an toàn được chứng nhận GAP, NN hữu cơ, NN sạch và có chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc thông qua các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư. Tăng cường giám sát, quản lý mã số vùng trồng, chỉ dẫn địa lý; quản lý, khai thác, phát triển các nhãn hiệu đã được xây dựng và bảo hộ; tiếp tục xây dựng hệ thống nhận diện địa phương, nhận diện thương hiệu, sản phẩm đặc trưng của tỉnh”.

(Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Buội)

Hoàng Lam

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN