Thi công bờ kè chống xói lở ven biển Thừa Đức (Bình Đại).
Huyện Mỏ Cày Bắc triển khai thực hiện phương châm “Hai chân” là xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. “Ba mũi”, trọng tâm là điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất phù hợp điều kiện phát triển của huyện, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư; xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ; trữ nước mưa, nước ngọt. Xây dựng giao thông nông thôn; phát triển giao thông kết nối liên ấp, liên xã; đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp Tân Thành Bình; phối hợp trình cơ quan có thẩm quyền di dời Khu công nghiệp Thanh Tân về xã Khánh Thạnh Tân, Nhuận Phú Tân. Tập trung hoàn thành và phát triển tuyến du lịch Tân Thành Bình - Thạnh Ngãi - Phú Mỹ và mở rộng 2 xã Thanh Tân và Tân Phú Tây.
Huyện Châu Thành đã triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó thực hiện phương châm “Hai chân” là xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững: xây dựng Châu Thành đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) trước năm 2025, 1 xã NTM làm điểm mô hình mẫu. Xây dựng quy hoạch vùng cây ăn trái đặc sản, hiệu quả kinh tế cao từ 5.000 - 7.000ha. Phát triển du lịch theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện: xây dựng 2 - 3 mô hình du lịch cộng đồng. Đồng bộ phát triển văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh. “Ba mũi” là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: thi đua cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính, dịch vụ công; cải thiện và nâng cao các chỉ số hài lòng của người dân. Hỗ trợ khởi nghiệp, thành lập mới 1.000 doanh nghiệp. Thi đua thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng đối với công trình cầu Rạch Miễu 2. Phát động thi đua trong xây dựng giao thông nông thôn, để hoàn thành xây dựng, nâng cấp 210km đường giao thông. Tập trung huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội 25.712 tỷ đồng.
Huyện Ba Tri thực hiện “Hai chân” là xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh: phát triển 500 đảng viên mới. Xây dựng mỗi xã, thị trấn có ít nhất 1 “Chi bộ trong sạch, vững mạnh toàn diện”. Mỗi năm kéo giảm tỷ lệ đảng viên bị xử lý kỷ luật 5%. Phát triển kinh tế - xã hội: nâng thu nhập bình quân đầu người đạt 90,77 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ sử dụng nước máy đạt 75%. Xây dựng thêm 10 xã đạt tiêu chí xã NTM, nâng tổng số 18 xã; có 5 xã NTM nâng cao: Tân Thủy, An Ngãi Trung, Mỹ Chánh, Mỹ Hòa, An Phú Trung, trong đó có 1 xã NTM kiểu mẫu Mỹ Hòa. Xây dựng hoàn thiện tiêu chuẩn đô thị loại IV thị trấn Ba Tri, phấn đấu xây dựng xã An Thủy đạt tiêu chuẩn thị trấn. “Ba mũi” là huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng, góp phần đổi mới bộ mặt đô thị và nông thôn: tập trung huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 29.674 tỷ đồng. Mời gọi đầu tư 15 dự án: khu đô thị mới Ba Tri, mở rộng chợ An Ngãi Trung, khu dân cư An Đức, khu dân cư và Cụm công nghiệp Tân Xuân, Nhà máy điện gió Bảo Thạnh, khu dân cư Tiệm Tôm (xã An Thủy), cầu Xây, thị trấn Ba Tri, Cụm công nghiệp An Hòa Tây, xây dựng chợ khu phố Việt Sinh - An Bình, Nhà máy nước sạch Darco Ba Lai, Bến xe tải, xây dựng siêu thị Ba Tri... Tập trung xây dựng các công trình trọng điểm nhằm hoàn thiện các tiêu chuẩn đô thị loại IV và loại V.
TP. Bến Tre thực hiện “Hai chân” là xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh với các nội dung thi đua: thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII và Chỉ thị số 05-CT/TW khóa XII; xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cấp ủy, người đứng đầu các cấp có đủ năng lực, phẩm chất, uy tín đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị; xây dựng tính nêu gương, rèn luyện người đảng viên, công chức tiêu biểu; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền; xây dựng chính quyền điện tử. Phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, với các nội dung thi đua: xây dựng NTM, đô thị văn minh; khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp; ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số; giảm nghèo bền vững; xây dựng gia đình hạnh phúc tiến bộ; xây dựng gia đình, dòng họ học tập; các phong trào thi đua trong ngành giáo dục, y tế; xây dựng địa phương, cơ quan xanh - sạch - an toàn; xây dựng địa phương, cơ quan, trường học đảm bảo an toàn và an ninh trật tự. “Ba mũi”, là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, với các nội dung thi đua: cải cách thủ tục hành chính, chất lượng phục vụ; sáng kiến thực hiện công vụ nhanh, hiệu quả; hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp, hiệu quả; xây dựng chính quyền điện tử, phấn đấu đưa chỉ số cải cách hành chính đứng đầu các huyện trong tỉnh. Tập trung thực hiện đạt các chỉ tiêu: phát triển mới 2 siêu thị và 2 trung tâm thương mại; phát triển 1.000 doanh nghiệp mới; thành lập mới 5 hợp tác xã. Huy động nguồn vốn đầu tư, phát triển hạ tầng, gồm các nội dung thi đua: phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân về thực hiện chủ trương bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng xây dựng các dự án, công trình được phê duyệt; xây dựng thành phố cơ bản đạt 80% các tiêu chuẩn đô thị loại I; chuyển 4 xã thành các phường: Mỹ Thạnh An, Bình Phú, Phú Hưng, Sơn Đông; xây dựng 2 xã đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu: Phú Nhuận, Nhơn Thạnh; xây dựng 4 khu dân cư đô thị; hoàn thành giải ngân 100% vốn. Mở rộng nâng cấp đô thị Việt Nam - Tiểu dự án TP. Bến Tre; hoàn thành xây dựng Cụm công nghiệp Phú Hưng. Phát triển nguồn nhân lực gồm các nội dung thi đua: công chức, viên chức học tập, nâng cao trình độ; chuyên nghiệp, tăng năng suất; đổi mới công nghệ, thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ trong lao động, sản xuất; áp dụng mô hình quản lý tiên tiến, ứng dụng công nghệ mới phù hợp.
“Các cấp ủy cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai quán triệt và cụ thể hóa Chỉ thị số 01-CT/TU nhằm tạo sự đồng thuận cao, nhận thức đầy đủ, nắm vững tinh thần, nội dung thi đua từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Khơi dậy và phát huy ý chí, khát vọng vươn lên của cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm đưa phong trào thi đua đi vào thực chất.
Từng địa phương, cơ quan, đơn vị chọn xây dựng nội dung và xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua cụ thể trên từng lĩnh vực xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội... Cần tập trung nghiên cứu xây dựng “điển hình” để phát động phong trào thi đua theo phương châm: Xây dựng “điển hình”, học tập “điển hình”, đuổi kịp “điển hình” và vượt “điển hình”. Từng cấp, từng ngành cần chọn điển hình tổ chức thi đua nhằm tạo phong trào thực sự sôi nổi, đồng bộ trong hệ thống chính trị và toàn xã hội.
MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, bằng nhiều hình thức tiếp tục phối hợp với các huyện, thành phố chỉ đạo tuyên truyền, quán triệt sâu rộng trong đoàn viên, hội viên và nhân dân phong trào thi đua “Đồng khởi mới”.
(Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hồ Thị Hoàng Yến)
|
Bài, ảnh: Hương Thu