Đại diện lãnh đạo các Cảng vụ Đường thủy nội địa ký quy chế phối hợp hoạt động.
Quy chế phối hợp được ký kết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển ổn định, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về hàng hải và giao thông đường thủy nội địa, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Nguyên tắc chung trong hoạt động phối hợp của các đơn vị là phải tuân thủ các quy định của pháp luật, trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nghiệp vụ chuyên môn và phạm vi trách nhiệm của mỗi đơn vị theo quy định của pháp luật; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Việc phối hợp phải bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của phương tiện, tàu thuyền, thuyền viên và hành khách vào, rời và hoạt động tại cảng, bến thủy nội địa (BTNĐ), khu neo đậu; tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau và bảo đảm chế độ bảo mật theo quy định.
Các đơn vị phối hợp trao đổi với nhau bằng văn bản, các nhóm mạng xã hội Zalo, Viber… để cung cấp kịp thời thông tin phương tiện cấp phép, xử lý vi phạm hành chính, tự ý rời cảng, bến; đồng thời, tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác quản lý nhà nước tại cảng, BTNĐ, khu neo đậu thuộc thẩm quyền quản lý.
Nội dung phối hợp của các Cảng vụ Đường thủy nội địa trên nhiều lĩnh vực gồm: trong công tác chỉ đạo, kiểm tra; trong trao đổi thông tin, tài liệu có liên quan; trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm; trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Mặt khác, các đơn vị cũng phối hợp trong giải quyết tình hình khi có yêu cầu tạm dừng hoặc hạn chế các hoạt động tại cảng, BTNĐ, khu neo đậu; cứu hộ, cứu nạn, thiên tai, dịch bệnh; đấu tranh chống các hoạt động chống người thi hành công vụ; giải quyết các vụ việc đột xuất xảy ra ở khu vực cảng, BTNĐ cần có sự hỗ trợ…
Quy chế phối hợp này có hiệu lực kể từ ngày các đơn vị phối hợp ký thông qua (26-4-2024).
Tin, ảnh: H. Đức