![]() |
Đồng chí Nguyễn Thị Định - vị thuyền trưởng chuyến tàu gỗ xuất phát từ Bến Tre cuối tháng 3-1946. (ảnh tư liệu chụp lại). |
LTS: Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày ra đời Đường Hồ Chí Minh trên biển (23-10-1961 - 23-10-2011), từ số này Báo Đồng Khởi khởi đăng loạt bài về hành trình các chuyến đi của Đoàn tàu không số xuất phát từ bến Cồn Lợi (Thạnh Phong - Thạnh Phú) với tiêu đề: Mở đường “Đường Hồ Chí Minh trên biển”- Nét độc đáo của nghệ thuật chiến tranh nhân dân địa phương mang khát vọng của đất nước, của tác giả Huỳnh Văn Be. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Chiếc ghe mũi đỏ Gò Công chở 12 tấn vũ khí Trung ương chi viện cuối năm 1946. Ảnh tư liệu (chụp lại)
Tháng 5-2011, cả nước sôi nổi thi đua yêu nước hướng về dịp kỷ niệm 121 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, 100 năm Ngày Người ra đi tìm đường cứu nước. Cách nay 65 năm, ngày 19-5-1946, tại Thủ đô Hà Hội có ba người con ưu tú quê Bến Tre được Văn phòng Chính phủ bố trí gặp và mừng sinh nhật Bác Hồ. Ba cán bộ quê hương xứ Dừa đó là đồng chí Nguyễn Thị Định - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Phụ nữ cứu quốc tỉnh, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp và nhà giáo Ca Văn Thỉnh. Cuộc gặp gỡ lịch sử đó là một chi tiết quan trọng trong sự kiện chuyến vượt biển đầu tiên của đoàn cán bộ quân sự Khu 8 từ Bến Tre ra Hà Nội báo cáo tình hình chiến trường Nam Bộ lúc bấy giờ và xin chi viện vũ khí về Nam đánh Pháp. Tại buổi gặp mặt và báo cáo tình hình ấy, Bác Hồ có ý kiến chỉ đạo và dặn dò: “Thế nào Trung ương và Chính phủ cũng có súng gửi về
Khoảng sáu tháng sau, chỉ có một cán bộ Bến Tre là đồng chí Nguyễn Thị Định trở về miền Nam trên con tàu vượt biển mang theo 12 tấn vũ khí được Trung ương chi viện. Bến Tre trở thành đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc -
Kỳ 1: Sự hình thành tuyến vận tải vũ khí Bắc -
Về chuyến vượt biển của đoàn cán bộ Khu 8 ra Hà Nội báo cáo Trung ương và Bác Hồ tình hình cách mạng miền Nam sau Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 và đề nghị Trung ương chi viện vũ khí để đánh Pháp, đến nay nguồn tư liệu và nhân chứng khá hạn hẹp, song vẫn có thể tái hiện chân thực chuyến vượt biển lịch sử này về ba khía cạnh: Bối cảnh cách mạng miền Nam trong giai đoạn đầu khi thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta lần thứ 2; Hành trình, nhiệm vụ chuyến đi và chuyến về của con tàu chở vũ khí từ Bắc vào Nam; Ý nghĩa sách lược, nghệ thuật trong đấu tranh vũ trang kết hợp với khả năng huy động lực lượng trong chiến tranh nhân dân. Chính yếu tố thời gian sự kiện đã xa và tính chất bí mật của chuyến hải trình quan trọng này mà đến nay cần được khẳng định và tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ thêm.
Vào tháng 3 năm 1946, trong khi đang giữ cương vị Ủy viên Ban Chấp hành Hội Phụ nữ cứu quốc tỉnh, đồng chí Nguyễn Thị Định nhận được lệnh của Khu ủy Khu 8 và Tỉnh ủy Bến Tre, cùng đoàn đại biểu quân dân chính Khu đi bằng đường biển ra Trung ương với 2 nhiệm vụ chính: Báo cáo tình hình cách mạng miền Nam và xin chi viện vũ khí cho quân dân Nam Bộ đánh Pháp. Thành phần đoàn công tác bí mật này có ít nhất 4 người (có tài liệu xác định chỉ có 4 người); có tài liệu nêu có các đại biểu Quốc hội Khu 8 ra Hà Nội họp trong chuyến vượt biển này, gồm đồng chí Đoàn Văn Trường - Tư lệnh Khu 8, nhà giáo Ca Văn Thỉnh, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp và người nữ duy nhất đồng thời giữ vai trò thuyền trưởng là cô Ba Nguyễn Thị Định, khi ấy mới 26 tuổi. Phương tiện vượt biển lúc bấy giờ chỉ là một con thuyền gỗ, chèo bằng tay và sử dụng buồm để lợi dụng sức gió. Thuyền được nghi trang giống thuyền đánh cá với những dụng cụ đặc trưng của cư dân miền biển. Hành trình của đoàn xuất phát vào một ngày cuối tháng 3-1946 từ Cồn Lợi (xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú) thẳng ra biển Đông, khi đến hải phận quốc tế thì chuyển hướng lên phía Bắc. Thành viên trong đoàn sử dụng la bàn, xem thời tiết, hướng gió, nhìn sao ban đêm để định hướng di chuyển trên biển. Các phương án nghi binh khi gặp tàu tuần tra của địch đã được đặt ra, việc có thể gặp sự cố kỹ thuật cũng được tính đến.
Đúng như dự đoán, con thuyền buồm ra Bắc lênh đênh trên biển sau 2 ngày thì gặp gió chướng, cột buồm bị gãy. Sau khi hội ý, chỉ huy quyết định hướng mũi thuyền vào bờ. Nơi ấy là mũi Kê Gà, tỉnh Phan Thiết đã bị Pháp chiếm đóng. Đoàn quyết định bắt liên lạc để đi bộ xuyên rừng núi ra Khu 5. May sao, gió chuyển hướng Tây -
* Ở đây vấn đề đặt ra là: Vì sao ngay khi Nam Bộ kháng chiến từ ngày 23-9-1945, nhiều đơn vị, trung đoàn từ miền Bắc, miền Trung đã Nam tiến mang theo người, vũ khí chi viện cho cách mạng miền Nam trong buổi đầu thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta, mà sự kiện đầu tiên là chúng nổ súng đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định? Các tỉnh miền Tây Nam Bộ khi ấy vì sao xuất hiện tình hình “đói súng”? Vì sao Khu ủy Khu 8 lại chọn bờ biển Thạnh Phú là nơi xuất phát của con thuyền đưa đoàn cán bộ quân dân chính ra Bắc gặp Trung ương? Vai trò của nữ đồng chí Nguyễn Thị Định trong chuyến vượt biển ra Bắc xin vũ khí lần đầu tiên trong kháng chiến chống Pháp?
Qua các tài liệu nghiên cứu cho thấy, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tình hình đất nước nói chung và ở Nam Bộ nói riêng vô cùng cam go. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Hồ Chủ tịch đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp quay lại đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định. Ở phía Bắc, 200.000 quân của lực lượng quân phiệt Tưởng Giới Thạch lợi dụng chủ trương vào để tước khí giới và giải giáp quân đội Nhật, song mưu đồ thâm độc là lật đổ chính quyền non trẻ của nước ta. Ở phía Nam, quân đội Anh với gần 100.000 quân cũng thực hiện mưu đồ như quân Tưởng Giới Thạch, nguy hiểm hơn là quân Anh cấu kết với thực dân Pháp để tái chiếm miền Nam. Tình thế cách mạng Việt
Kỳ 2: Vị nữ thuyền trưởng trong chuyến mở đường ra Bắc xin chi viện vũ khí trong giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp
Tình thế chiến sự Khu 8 những tháng cuối năm 1945 trở nên gay go, ác liệt, bất lợi cho cách mạng. Sau khi mặt trận phía Nam Sài Gòn bị vỡ, quân Pháp tiến chiếm các tỉnh Mỹ Tho, Gò Công. Trong khi lực lượng bộ đội các địa phương mới hình thành, vũ khí thô sơ thì phía địch đã có hải quân, không quân, xe tăng, pháo binh, lục quân hiện đại, ta vừa đánh vừa nghi binh, lui binh để bảo toàn lực lượng. Khi ấy, các đơn vị cộng hòa vệ binh Nam Bộ, bộ đội Gò Công, bộ đội Bình Xuyên… chuyển quân về địa bàn An Hóa. Sau đó, trước tình hình lực lượng, vũ khí của ta chưa đủ mạnh, các đơn vị rút dần về các xã huyện Giồng Trôm và cuối cùng là căn cứ tại huyện Thạnh Phú. Ngày
Thạnh Phú. Ảnh: CTV.TP
Về người thuyền trưởng - cô Ba Nguyễn Thị Định - khi ấy mới 26 tuổi, đã được giao một trọng trách bí mật và quan trọng như vậy, vì sao? Ngoài ý kiến của các nhà nghiên cứu về quân sự, còn cần lý giải bằng chính cuộc đời của đồng chí Nguyễn Thị Định trước và trong thời điểm năm 1946. Cô Ba Định sinh năm 1920, 13 tuổi giác ngộ cách mạng và bắt đầu làm liên lạc cho tổ chức Đảng, 18 tuổi lập gia đình. Chồng cô Ba Định là đồng chí Nguyễn Văn Bích (Ba Bích), Tỉnh ủy viên, hoạt động chung với anh trai của cô Ba. Năm 1940, khi cô Ba sinh người con đầu lòng được vài ngày thì chồng bị địch bắt, cô Ba cũng bị mật thám Pháp bắt giam tại Khám Lá Bến Tre, rồi đưa lên giam tại Sài Gòn và biệt giam tại khu tù chính trị “căng” Bà Rá. Năm 1943, sau khi thoát khỏi nhà tù thực dân, cô Ba tiếp tục hoạt động và tham gia giành chính quyền trong khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945. Tại thời điểm ấy, thực hiện chỉ đạo của Xứ ủy Nam Bộ, Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức một đoàn thuyền vượt biển ra rước các đồng chí ở tù Côn Đảo, trong đó có nhiều đồng chí cốt cán của Tỉnh ủy Bến Tre bị địch bắt. Cũng chỉ đến thời điểm hòa bình và đoàn tụ đó, cô Ba mới biết chồng mình đã bị sát hại. Thù nhà, nợ nước phải trả, cô Ba nuốt hận tiếp tục con đường tranh đấu. Lòng can trường, đức hy sinh, sự kiên trung, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn bám dân, bám đất, bám địa bàn, thông thạo địa hình sông nước, đó là những phẩm chất hội tụ ở nữ đồng chí Nguyễn Thị Định. Đó cũng là những tố chất cần có của người thuyền trưởng!
Đến nay, có tài liệu đã xác định việc đã hình thành đường dây vận chuyển vũ khí Bắc -
Trở lại thời gian trước đó, cuối tháng 5-1946 tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Thị Định bịn rịn chia tay những đồng chí, đồng hương trong chuyến vượt biển ra Bắc đầu tiên để trở về Nam với nhiệm vụ nặng nề: nhận vũ khí vượt trùng dương về lại Bến Tre. Lúc đầu, Trung ương bố trí cô Ba Định đi đường bộ vào Quảng Ngãi - nơi đặt trụ sở của Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt
Kỳ 3: Giá trị to lớn của chuyến vận tải đưa vũ khí vào
chào đón chiến sĩ Đoàn tàu không số năm xưa, tại lễ khởi công xây dựng Công viên nghĩa trang - Đường Hồ Chí Minh trên biển ở Cồn Bửng xã Thạnh Phong (Thạnh Phú). Ảnh: T.C
Tại một chòi lá cất giấu, ngụy trang số vũ khí từ Bắc chuyển về, Khu Trưởng Khu 8 - đồng chí Trần Văn Trà trực tiếp nhận bàn giao từ thuyền trưởng Nguyễn Thị Định số hàng gồm súng, đạn, thuốc nổ, tiền và tài liệu. Nhận được vũ khí từ Trung ương chi viện trong lúc chiến trường Khu 8 đang “đói súng” đã là mừng, song điều đồng chí Khu Trưởng Khu 8 mừng hơn là được Trung ương và Bác Hồ quan tâm chỉ đạo thực hiện tiếp tục đường dây vận chuyển vũ khí từ Bắc vào Nam bằng đường biển. Vũ khí được Trung ương chi viện là sức mạnh, là mệnh lệnh của Tổ quốc, là niềm tin “gươm báu trao tay” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với chiến sĩ, đồng bào Nam Bộ. Đồng bào, chiến sĩ Bến Tre, Khu 8 và cả Nam Bộ vinh dự, tự hào được Bác Hồ và Chính phủ trao tặng danh hiệu vẻ vang “Thành đồng Tổ quốc” đầu năm 1946, thì đến cuối năm nhận được vũ khí Trung ương chi viện. Con đường tiếp vận vũ khí từ Bắc vào
Đồng chí Trần Văn Trà có thuật lại, việc bốc dỡ số vũ khí tại bờ biển Thạnh Phong kéo dài “cả một ngày và cả đêm hôm sau”. Các đơn vị thuộc Khu 8 có mặt để nhận vũ khí và tổ chức vận chuyển bí mật về địa bàn chiến đấu của mình.
Ngày
Cho đến hôm nay, 65 năm đã đi qua kể từ khi chuyến vượt biển từ Nam ra Bắc xin vũ khí trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp, song ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm từ sự kiện này vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi. Trước hết, về ý nghĩa có ba ý nghĩa lớn:
Thứ nhất về chính trị, đây là sự kiện thể hiện sự thống nhất từ ý chí đến hành động của một dân tộc độc lập, tự do - nước Việt
Thứ hai về quân sự, đây là sự kiện thể hiện sinh động mối quan hệ máu thịt giữa hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền
Về công tác binh vận: Có một chi tiết khá quan trọng cần được nghiên cứu thêm là từ việc hình thành trạm trung chuyển đầu cầu tiếp vận vũ khí tại Quảng Ngãi - Phú Yên mà đồng chí Nguyễn Thị Định đã bố trí chiến sĩ tình báo Phạm Ngọc Thảo học nghiệp vụ, kết nạp Đảng trước khi được đưa vào nội thành Sài Gòn hoạt động trong lòng địch, cung cấp nhiều thông tin quan trọng về âm mưu, thủ đoạn của chính phủ độc tài Ngô Đình Diệm sau năm 1954. Những bài học này đã được nhân dân Bến Tre vận dụng hiệu quả trong phong trào Đồng Khởi năm 1960 đem lại hiệu quả to lớn.
Thứ ba về phương pháp cách mạng, việc tổ chức chuyến vượt biển từ Nam ra Bắc xin vũ khí của Khu ủy Khu 8 và Tỉnh ủy Bến Tre là một quyết định đúng đắn và sáng tạo. Xét theo quan điểm toàn diện và quan điểm thực tiễn thì chiến trường và thế trận Khu 8 trong thời điểm khi ấy vừa là một bộ phận của chiến trường Nam Bộ vừa là điểm tựa, là căn cứ để các đơn vị bộ đội địa phương tập trung củng cố lực lượng sau khi mặt trận phía Nam Sài Gòn bị vỡ, các quân khu bị chia cắt. Thực tiễn cách mạng miền Tây Nam Bộ đòi hỏi phải có vũ khí để đương đầu với máy bay, xe bọc thép của quân thù! Vượt biển ra Bắc xin vũ khí là giải pháp tình thế, song là phương cách duy nhất lúc bấy giờ. Cách mạng luôn cần sự linh hoạt và sáng tạo trên cơ sở kiên trì mục đích và nguyên tắc. Đó cũng là tinh thần chung về phương pháp cách mạng theo Tư tưởng Hồ Chí Minh. Người đã từng nhấn mạnh: “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Mục đích bất di bất dịch của chúng ta là hòa bình, độc lập, dân chủ. Nguyên tắc của chúng ta phải vững chắc, nhưng sách lược của chúng ta thì linh hoạt.
Bài học kinh nghiệm lớn nhất từ chuyến vượt biển ra Bắc và chở vũ khí về
Kỳ 4: Sức mạnh của sự hợp lực, tài, trí địa phương trong việc hình thành đường Hồ Chí Minh trên biển
Tiếp nhận viên đá từ Trường Sa gửi tặng công trình Công viên nghĩa trang Đường Hồ Chí Minh trên biển, xã Thạnh Phong - Thạnh Phú.
Ảnh: T.C
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, đất nước tạm thời chia làm hai miền. Đế quốc Mỹ hất cẳng Pháp, độc chiếm miền Nam, tạo dựng chính phủ bù nhìn Ngô Đình Diệm, thi hành nhiều chính sách tàn bạo để “tố cộng, diệt cộng”, gây bao cảnh đau thương, tang tóc và tổn thất nặng nề cho cách mạng và nhân dân miền Nam. Trong tình hình đen tối ấy, Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra đời năm 1959 đã soi sáng những quan điểm, cách thức đấu tranh cho cách mạng miền Nam. Đó là: con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt
Trước đó, vào tháng 7-1959, Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương đã có quyết định thành lập đoàn vận tải trên biển Đông với tên gọi Đoàn 759. Sau đổi tên là Lữ đoàn 125 trực thuộc Hải quân nhân dân Việt
Trong lịch sử binh chủng Hải quân có một sự kiện đáng ghi nhớ liên quan đến sự ra đời của Đoàn 759 tiền thân của Lữ đoàn 125 anh hùng, đơn vị chủ lực thực hiện nhiệm vụ bí mật chuyên chở vũ khí vào
Vào lúc 20 giờ ngày 28-5-2011, tại TP.Hồ Chí Minh, khán giả đã được giao lưu với ông Đặng Bá Tiên, là thuyền trưởng con thuyền gỗ đầu tiên từ Bến Tre vượt trùng dương ra Bắc và thủy thủ Nguyễn Văn Đức (cùng đoàn Bến Tre) cũng là một trong những chiến sĩ đầu tiên trên chuyến tàu chở vũ khí về Nam thành công. Chương trình giao lưu được truyền hình trực tiếp để khán giả cả nước theo dõi và cùng trải nghiệm. Cuộc đời chiến sĩ và hành trình của những Đoàn tàu không số được tái hiện chân thực, sinh động và gợi bao niềm khâm phục, tự hào cho thế hệ hôm nay.
Trong tài liệu lịch sử Biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-1975) in năm 2008 có ghi: Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức hai chuyến: chuyến thứ nhất xuất phát ngày 17-8-1961 ở Rạch Doi, do đồng chí Sáu Giáo (Đặng Bá Tiên - NV) chỉ huy; chuyến thứ hai xuất phát ngày 18-8-1961, do đồng chí Lê Công Cẩn chỉ huy. Tuy nhiên, tại buổi giao lưu (ngày 28-5-2011) vừa qua, các nhân chứng lịch sử là các chiến sĩ trên 5 chiếc thuyền gỗ “mở đường” cách nay 50 năm đều thống nhất, chuyến đầu tiên xuất phát vào ngày 1-6-1961. Việc xác định thời gian chính xác chuyến vượt biển ra Bắc của đoàn Bến Tre năm 1961 do ông Đặng Bá Tiên làm thuyền trưởng rất cần các nhà viết sử thẩm định, nghiên cứu thêm. Riêng các khía cạnh liên quan đến bài học kinh nghiệm đúc kết từ việc tổ chức hai chuyến tàu ra Bắc thành công của đoàn Bến Tre cho đến hôm nay cần được đúc kết và kế thừa. Đó là bài học về tuyển chọn và huấn luyện cán bộ, bài học về chuẩn bị cơ sở vật chất và bài học về tổ chức thực hiện kế hoạch.
Bốn viên đá được đặt trang trọng tại lễ khởi công xây dựng công trình Công viên nghĩa trang Đường Hồ Chí Minh trên biển, xã Thạnh Phong - Thạnh Phú. Ảnh: T.C
Thứ nhất, thực hiện chỉ đạo của Xứ ủy Nam Bộ từ đầu năm 1961, Tỉnh ủy Bến Tre tích cực lựa chọn và huấn luyện cán bộ, chiến sĩ chuẩn bị thật tốt các điều kiện và phương án thực hiện nhiệm vụ “mở đường” ra Bắc nhận vũ khí bằng tuyến vận tải trên biển Đông. Từ hàng trăm cán bộ, chiến sĩ có kinh nghiệm, thành tích đánh địch trên địa bàn sông nước được thử thách qua các trận đánh trong phong trào Đồng Khởi năm 1960, tỉnh lựa chọn được 18 chiến sĩ nòng cốt quen nghề cá, quen đi biển, đa số xuất thân là ngư dân tại ba huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú. Các chiến sĩ được biên chế thành hai đội. Mỗi đội sinh hoạt tách rời nhau để bảo đảm bí mật. Mỗi đội có thuyền trưởng chỉ huy và 5 thuyền viên, có tổ chức Đảng làm hạt nhân lãnh đạo nhiệm vụ toàn đội, đặc biệt trong những tình huống hiểm nguy khi hoạt động trên biển. Đồng chí Nguyễn Văn Khước là thành viên Khu ủy Khu 8 và đồng chí Nguyễn Thị Định - Bí thư Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức huấn luyện đội ngũ cán bộ chiến sĩ trong thời gian trước khi nhận nhiệm vụ vượt biển ra Bắc. Việc huấn luyện thủy thủ tập trung ở cả hai khâu kỹ năng đi biển dài ngày trong điều kiện thời tiết xấu và kỹ năng ứng phó với địch khi chúng sử dụng tàu sắt, máy bay phát hiện và truy bắt. Tình huống xấu nhất là đánh trả địch, thậm chí cho nổ tàu, thủy thủ hy sinh cũng được đặt ra.
Thứ hai, việc chuẩn bị thuyền, trang thiết bị chu đáo là điều kiện tạo nên thành công cho chuyến hành trình vượt biển. Ông Đặng Bá Tiên đã kể lại, hai con thuyền ra Bắc của đoàn Bến Tre là loại thuyền đánh cá có buồm cánh dơi được ngụy trang như thuyền ngư dân đánh cá ngoài khơi, do vậy thuyền nào cũng phải có ngư cụ để các thuyền viên “tập dượt” như ngư dân thật với yêu cầu từ hình thức tới động tác làm sao không để địch phát hiện khi chúng tiếp cận, tra hỏi. Ngoài thức ăn và nước ngọt, mỗi đội được trang bị bản đồ, la bàn và ống nhòm để tăng khả năng xác định hướng di chuyển, phát hiện tàu địch để có biện pháp đối phó phù hợp. Thậm chí có thuyền còn được đưa ra biển đi thực tế dài ngày để kiểm tra khả năng, độ vững chắc của cột buồm khi gặp sóng to, gió lớn. Trong thực tế, chuyến thứ hai khởi hành, do thuyền trưởng Lê Công Cẩn chỉ huy, đã gặp tình huống thời tiết không thuận lợi này. Song, do đã lường trước nên con thuyền đã vượt biển an toàn sau hơn một tuần lênh đênh trên biển cả. Kinh nghiệm sông nước, ý chí quyết tâm, sức mạnh đoàn kết, tinh thần dám xả thân vì nhiệm vụ cách mạng của thủy thủ những con tàu không số Bến Tre là những yếu tố quyết định để các đội hoàn thành nhiệm vụ cao cả và bí mật của mình.
Thứ ba, bài học về công tác tổ chức Đường Hồ Chí Minh trên biển Đông trước hết là vai trò lãnh đạo kịp thời, nhạy bén và xuyên suốt của Trung ương, Xứ ủy Nam Bộ, Khu ủy Khu 8. Việc hình thành và phát triển tuyến vận tải vũ khí Bắc -
Kỳ cuối: Vai trò, vị trí của đầu cầu tiếp vận vũ khí Bắc -
Ông Nguyễn Văn Đông xúc động khi xem lại những hình ảnh về
“tàu không số”. Ảnh: H.VŨ
Bờ biển Thạnh Phú, nơi có những địa danh nổi tiếng như Cồn Tra, Cồn Lợi, Vàm Khâu Băng gắn liền với Đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại. Nơi đây là điểm xuất phát của những con thuyền vượt biển ra Bắc, báo cáo kịp thời tình hình cách mạng miền Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Đây cũng là đầu cầu tiếp nhận vũ khí của Trung ương chi viện. Từ năm 1963 đến năm 1971, đã có 27 chuyến tàu cập các bến Thạnh Phú với trên 2.000 tấn vũ khí các loại, kịp thời phục vụ cho cuộc chiến đấu của chiến sĩ, đồng bào miền Nam. Vậy là, năm 1946, nữ thuyền trưởng Nguyễn Thị Định chỉ huy con thuyền vượt trùng dương ra gặp Trung ương Đảng và Bác Hồ xin vũ khí về Nam đánh Pháp. Năm 1960, thực hiện Nghị quyết 15, Đảng bộ và nhân dân Bến Tre đã làm nên một phong trào Đồng Khởi oai hùng, mở màn cho sự trỗi dậy của cách mạng miền Nam thực hiện đến cùng lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Năm 1961, Bến Tre cũng là một trong những địa phương đi đầu trong quá trình “mở đường” Đường Hồ Chí Minh trên biển. Đường mòn Hồ Chí Minh xẻ dọc dãy Trường Sơn ở phía Tây và Đường Hồ Chí Minh trên biển ở phía Đông mang xứ mệnh thiêng liêng tiếp vận vũ khí, con người trong kháng chiến, là mạch máu của Tổ quốc và là gọng kìm bao vây quân xâm lược. Ngay từ cuối năm 1961, tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Ken-nơ-đi đã thú nhận với phóng viên nước ngoài về nỗi e sợ thất bại, “hiện giờ, chúng ta gặp vấn đề trong việc chứng minh sức mạnh của mình, và Việt
Sau ngày miền
Quân và dân Bến Tre tự hào và xúc động về những chiến công oai hùng đã trở thành huyền thoại của những chiến sĩ Đoàn tàu không số làm nên Đường Hồ Chí Minh trên biển. Kỷ niệm 50 năm Ngày mở Đường “Đường Hồ Chí Minh trên biển” (
Đường Hồ Chí Minh - con đường huyền thoại thể hiện sinh động tài, trí, nghệ thuật quân sự Việt
Xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú - Bến Tre được vinh dự chọn làm đất thiêng để xây dựng công trình mang tầm vóc quốc gia: Công viên Nghĩa trang - Đường Hồ Chí Minh trên biển của cả nước. Nơi đây, tuy không có những ngôi mộ cụ thể nhưng là Đền thiêng đời đời Tổ quốc ghi công những anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trên biển Đông trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vận tải vũ khí Bắc - Nam trong suốt cuộc trường chinh kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Nơi đây cũng trở thành biểu tượng của ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh hải của dân tộc. Xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc, củng cố và phát triển tự vệ biển, gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế và nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, thực hiện hiệu quả Chiến lược Biển của Đảng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của địa phương trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Thiết thực kỷ niệm 50 năm Ngày mở đường “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, bên cạnh các hoạt động tuyên truyền, giao lưu, triển lãm, trình chiếu phim tư liệu về chiến sĩ, chiến công của các đơn vị của Lữ đoàn 125 Hải quân, còn nhiều vấn đề cần được các địa phương, các nhà khoa học, nhà giáo dục quan tâm. Đó là, tiếp tục nghiên cứu về đầu cầu tiếp vận vũ khí Bắc- Nam tại Bến Tre trong kháng chiến chống Pháp, vai trò và vị trí của quân dân Bến Tre trong việc cung cấp nhân lực cho các chuyến tàu vượt biển chở vũ khí vào Nam và bảo vệ, vận chuyển kho vũ khí cho các chiến trường. Ngành Văn hóa thể thao cần sưu tầm hiện vật, tư liệu liên quan đến đầu cầu tiếp vận vũ khí tại Bến Tre. Việc hiệu đính các số liệu, thời gian sự kiện có liên quan đến các nội dung lịch sử cần chính xác, khoa học hơn. Bài học về mở đường “Đường Hồ Chí Minh trên biển” cũng sẽ là bài học, là “cẩm nang” để thế hệ trẻ hôm nay luôn năng động và kiên trì trên con đường học vấn, lao động và cống hiến xứng đáng với tài, trí của cha anh ngày trước, để vững tin, tiếp nối truyền thống “mở đường” trong tiếp cận nền kinh tế tri thức, thực hiện Chiến lược kinh tế biển, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa quê hương trong thế trận Đồng Khởi mới hôm nay.
Tháng 5-2011
Chia sẻ bài viết |
Họp trực tuyến chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 4
Tăng cường quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá
Các ngành, địa phương nỗ lực chống khai thác IUU
Nhiều nỗ lực trong chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định
Kiểm tra việc thực hiện khai thác hải sản IUU