Mối đe dọa từ sạt lở bờ sông, bờ biển, bài cuối: Cần giải pháp tổng thể cho vùng đồng bằng

28/09/2018 - 07:13

BDK - Thực trạng sạt lở hiện nay đã trở thành nỗi lo không chỉ riêng của Bến Tre mà là của khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và của quốc tế. Trước tình hình này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng cần áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ trên cơ sở các quy hoạch tổng thể của toàn khu vực.

Người dân Cồn Ngoài, xã Bảo Thuận (Ba Tri) gia cố bờ kè. Ảnh: P. Hân

Người dân Cồn Ngoài, xã Bảo Thuận (Ba Tri) gia cố bờ kè. Ảnh: P. Hân

Nhóm giải pháp đồng bộ

Để có các giải pháp toàn diện, căn cơ, đồng bộ, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu ngày 26-9-2017 tại TP. Cần Thơ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì và sau đó đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17-11-2017 về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Qua chuyến khảo sát vào tháng 8-2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị cần tập trung tìm mọi giải pháp để ứng phó một cách chủ động, kịp thời với tình hình sạt lở rất nghiêm trọng của toàn bộ hơn 700km bờ biển Đông và bờ biển Tây của 6 tỉnh ven biển ĐBSCL.

Bộ đánh giá Bến Tre rất tích cực điều tra khảo sát và nắ́m chắ́c tình hình sạt lở. Bến Tre là tỉnh nằm trong khu vực ĐBSCL, tiếp giáp với Biển Đông, với tổng chiều dài bờ biển khoảng 65km. Nguy cơ sạt lở ở mức độ̣ khác nhau. “Từ tình hình này phải đưa ra nhóm giải pháp khác nhau. Có những chỗ có thể áp dụng biện pháp cứng hóa bằng đê kè. Có những chỗ phải áp dụng giải pháp phi công trình. Điển hình như tại bãi biển Cồn Bửng, ở những cồn cao, những gò nổi, khu vực tiếp giáp biển, nguy cơ đe dọa lớn nhất thì phải áp dụng đê cứng hay áp dụng những công nghệ mới nhất là phải áp dụng đê mềm tiêu năng để ngăn chặ̣n trước một bước. Bến Tre sẽ áp dụng 3 - 4 công nghệ mới của Đài Loan, Việt Nam áp dụng hệ thống đê mềm tiêu năng đi trước một bước để chấn ngay cửa biển. Tiếp theo là tổ chức trồng rừng ngập mặn, thậm chí là rừng bên trong”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ.

Mặt khác, trong tổng số các đoạn bờ biển xung yếu, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định gói đầ̀u tư 1.500 tỷ đồ̀ng cho tất cả 29 điểm sạt lở nghiêm trọng ở ĐBSCL. Bến Tre được ưu tiên 3 điểm (2 điểm bờ biển và 1 điểm cồn Phú Đa). Thời gian tới, Bến Tre tổ chức làm tốt 3 điểm này cùng với 3 - 4 điểm khác mà Bến Tre đang khảo sát thiết kế để thi công bằng nhóm giải pháp hỗn hợp, cả công trình, phi công trình và cả những kinh nghiệm dân gian truyền thống. Bộ tin rằng, nếu làm tốt những công trình này thì bước đầ̀u có thể ngăn chặ̣n nguy cơ sạt lở bờ biển của Bến Tre, chủ động thực hiện trước một bước tái cơ cấu theo hướng thích ứng biến đổ̉i khí hậu ở phía nội đồng.

Xây dựng chiến lược tổng thể

ĐBSCL có nguy cơ 2 khu vực: trên quy mô 736km2 bờ biển Đông, bờ biển Tây thì vấn đề sạt lở 52 điểm rất nghiêm trọng; trên toàn bộ các tuyến sông, kênh lớn của ĐBSCL sạt lở nghiêm trọng, liên quan đến hàng vạn hộ gia đình trên đó và đến sản xuất của hai bên bờ sông. Đây là 2 nguy cơ rất lớn ĐBSCL phải đối mặt. Bước đầu, đã tổng hợp số điểm sạt lở nghiêm trọng của ĐBSCL. Bên cạnh gói 1 là 1.500 tỷ đồng, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định đầ̀u tư gói 2 là 1.000 tỷ đồng. Bước tiếp theo là ưu tiên trọng điểm hơn 20 điểm có nguy cơ sạt lở rất cao làm trước. Tới đây, Thủ tướng sẽ tiếp tục có giải pháp hỗ trợ cho những hộ có nguy cơ sạt lở hoặc sạt lở rồi nhưng chưa bố trí nơi định cư.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cũng đã chỉ đạo: “Về lâu dài, chúng ta rà soát tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, lồng ghép tất cả các quy hoạch, chiến lược, các cơ cấu đề án phát triển kinh tế để có tổ chức lại đờ̀i sống kinh tế toàn miền một cách căn cơ, bài bản hơn. Để thực hiện, đòi hỏi sự hợp lực đồ̀ng bộ của cả hệ thống chính trị bộ, ngành và 13 tỉnh, thành trong vùng. Không chỉ nỗ lực của chúng ta mà sự cộng tác cùng quốc tế. Bởi đây là câu chuyện mang tầm vóc quốc tế chứ không chỉ riêng Việt Nam. Có những giải pháp đi trước, ngắn hạn, có những giải pháp đòi hỏi phải căn cơ, bài bản, chiến lược dài hơi”.

T. Đồng - Ph. Hân - C.Trúc

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN