 |
Ngày Tết là dịp để mọi người sum vầy, nghỉ ngơi sau một năm vất vả. Vừa nhâm nhi tách trà với mứt dừa, vừa đọc một quyển sách hay trong mùa tháng Giêng, thiết nghĩ cũng là một thú vui.
“Cuộc Đồng khởi kỳ diệu ở miền Nam Việt Nam
1959 - 1960”
Quyển
sách “Cuộc Đồng khởi kỳ diệu ở miền Nam Việt Nam 1959 1960” của tác giả đại tá
Lê Hồng Lĩnh (Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản) góp phần làm phong phú hơn những
gì đã biết và gợi ra những vấn đề mới, có thể cả
những tranh luận mới góp phần làm cho sự kiện lịch sử ngày càng được nhận thức
sâu sắc và tri thức lịch sử thêm hoàn thiện.
Những bài học lịch sử
rút ra từ cao trào Đồng khởi năm xưa chắc chắn sẽ rất gần gũi với công cuộc đổi
mới hôm nay. Đó là bài học về lòng dũng cảm, sự sáng tạo và niềm tin mãnh liệt
vào thắng lợi cuối cùng.
Mùa
xuân mùa sum họp
Tuyển tập “Mùa xuân mùa sum họp” nói về sự vui vẻ, hạnh
phúc khi được cùng những người thân chuẩn bị đón năm mới; là sự hối hận, xót xa
khi đã từng bỏ lỡ những ngày xuân bên gia đình; là nỗi đau đáu, khao khát đoàn
tụ của những người con xa xứ; là niềm hạnh phúc ngọt ngào khi đón xuân mới bên
một nửa của mình; là lòng thương cảm đến nao lòng những thân phận chưa được đón
mùa xuân theo đúng nghĩa. Và ở đây cũng không thể thiếu được những dòng cảm xúc
về vẻ đẹp của mùa xuân…
Sách tập hợp tác
phẩm của nhiều tác giả, do Nhà xuất bản Văn học xuất bản.
Văn hóa lễ hội
“Văn hóa lễ hội” (do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất
bản) khái quát về văn hóa và văn hóa lễ hội và một số bài nghiên cứu liên quan
đến văn hóa lễ hội ở Việt Nam; đồng thời cung cấp cho bạn đọc những nét văn hóa
đặc trưng lễ hội của các dân tộc ở Việt Nam. Qua đó có thể nhận diện văn hóa
đặc trưng, phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, quốc gia này với quốc gia
khác.
Bạn
đọc sách có thể tìm đọc ba quyển sách trên tại Thư viện Nguyễn Đình Chiểu.