Các đại biểu tham dự Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Chợ Lách lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ảnh: Thanh Đồng
Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
Để thực hiện mục tiêu nêu trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Đề án Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030. Hàng năm, căn cứ kết quả nhận xét đánh giá CB, tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch CB và bổ sung kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB đạt chuẩn theo quy định. Tiến hành đồng bộ các giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ ĐV, nâng cao chất lượng kết nạp ĐV, rà soát, sàng lọc và đưa những ĐV không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng theo Chỉ thị số 28-CT/TW của Ban Bí thư. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo Kết luận số 164-KL/TW của Bộ Chính trị và cử CB tham dự các lớp theo chiêu sinh của cấp trên. Quan tâm thực hiện luân chuyển CB, bố trí CB lãnh đạo chủ chốt không phải là người địa phương; bố trí CB trẻ, nữ giữ chức danh lãnh đạo, quản lý theo Đề án số 01-ĐA/TU của Tỉnh ủy (khóa IX).
Trong nhiệm kỳ đã kết nạp 9.020/8.500 ĐV, đạt 106,12% so với chỉ tiêu nghị quyết. Chất lượng ĐV mới kết nạp được nâng lên. ĐV có trình độ đại học, sau đại học chiếm gần 50% và đa dạng trong các thành phần, như công nhân, nông dân, CB, công chức, viên chức (CC, VC), lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên và tín đồ tôn giáo. Đây là nguồn cung cấp cho đội ngũ CB các cấp trong hệ thống chính trị.
Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu đào tạo, các cấp ủy đã cử trên 72.126 lượt CB, CC, VC đi đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học… Đến nay, đội ngũ CB, ĐV các cấp được chuẩn hóa; qua kết quả đại hội cấp cơ sở và trên cơ sở, chất lượng cấp ủy nhiệm kỳ sau được nâng lên so với nhiệm kỳ trước (cấp cơ sở: trình độ chuyên môn trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ 98,30% (tăng 3,89%), lý luận chính trị trung cấp trở lên chiếm 86,9% (tăng 8,9%); cấp trên cơ sở: trình độ chuyên môn đại học trở lên chiếm 100% (tăng 2,29%), trình độ lý luận chính trị cử nhân, cao cấp chiếm 99,08% (tăng 8,29%). Thực hiện thí điểm thi tuyển và bổ nhiệm 7 phó giám đốc các sở, ngành và tương đương; luân chuyển 14 đồng chí giữ các chức vụ chủ chốt ở huyện, ngành tỉnh; bố trí 9/9 bí thư huyện ủy, 4/9 chủ tịch UBND huyện không phải là người địa phương; chú trọng tạo nguồn CB trẻ, nữ (nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỷ lệ nữ, trẻ tham gia cấp ủy cơ sở: 26,94% và 15,38%; cấp trên cơ sở: 16,09% và 15,63%).
Hạn chế, nguyên nhân
Nhìn tổng thể, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, ĐV các cấp của tỉnh chưa có sự đột phá, còn dàn trải; đội ngũ CB vừa thừa, vừa thiếu, hụt hẫng, điều này thể hiện qua công tác chuẩn bị nhân sự đại hội các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 khi xác định cơ cấu tham gia cấp ủy, ban thường vụ để tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đối với ngành, lĩnh vực quan trọng phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của đảng bộ thì không có CB để bố trí.
Đội ngũ CB trình độ đào tạo sau đại học tuy có nâng lên về số lượng nhưng vẫn còn thiếu nhiều CB quản lý giỏi, CB khoa học kỹ thuật trình độ cao, chuyên môn sâu một số ngành mũi nhọn theo định hướng phát triển của tỉnh như: nông nghiệp (kỹ thuật nông nghiệp, quản trị nông nghiệp, quản trị hợp tác xã, đất, chăn nuôi và thú y, trồng trọt, thủy sản, kỹ thuật môi trường…), công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (môi trường, điện, chế biến...), các ngành khoa học và công nghệ, du lịch...; tính chuyên nghiệp của đội ngũ CB, CC, VC chưa cao; một bộ phận CB, CC, VC an phận, chưa có ý thức tự giác trong đào tạo nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng trong quản lý, điều hành hoạt động ở từng cơ quan, đơn vị.
Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên, chủ yếu là do một số cấp ủy và bản thân CB, ĐV chưa thật sự quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, ĐV. Mặt khác, đội ngũ CB, ĐV chưa được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức theo chuẩn chức danh quy hoạch, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết trước khi được giới thiệu ứng cử, bầu cử, bổ nhiệm nên khi thực hiện nhiệm vụ còn bị động, lúng túng. Nội dung và phương pháp đào tạo của những năm qua chưa ngang tầm với vị trí công tác của CB lãnh đạo, quản lý; chưa có nội dung sâu về tầm nhìn và tư duy chiến lược... Các cơ quan chức năng chưa có sự phối hợp trong tham mưu, đề xuất để cấp ủy có chủ trương đúng, lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ quá trình tổ chức thực hiện công tác này.
Nâng chất đội ngũ cán bộ, đảng viên
Để nâng cao chất lượng đội ngũ CB, ĐV đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ CB, ĐV. Đổi mới và nâng cao chất lượng học tập, bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; trong đó chú trọng nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng, nhất là đào tạo kỹ năng làm việc, kỹ năng lãnh đạo, quản lý theo chức danh để nâng cao chất lượng đội ngũ CB theo hướng chuyên nghiệp, có tâm, có tầm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Thứ hai, tập trung xây dựng đội ngũ CB, ĐV các cấp và người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ; chú trọng đào tạo chuyên sâu ở một số ngành mũi nhọn, phù hợp với yêu cầu và tầm nhìn chiến lược phát triển của tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Hàng năm, các cấp ủy Đảng thực hiện tốt công tác quy hoạch CB và định kỳ rà soát, bổ sung quy hoạch CB; tiến hành rà soát tình hình CB, ĐV và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp, sử dụng, thu hút nhân tài, chú trọng CB trẻ, nữ. Phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng của CB, ĐV; tạo môi trường và điều kiện khuyến khích, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo. Xây dựng cơ chế bảo vệ CB, ĐV dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá vì lợi ích chung. Tăng cường cập nhật kiến thức cho đội ngũ CB, nhất là đội ngũ CB lãnh đạo, quản lý các cấp.
Thứ ba, nâng cao chất lượng công tác kết nạp ĐV mới và sàng lọc đưa những ĐV không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng theo Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 21-1-2019 của Ban Bí thư, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, trước mắt và lâu dài của cấp ủy. Kết nạp người vào Đảng phải coi trọng tiêu chuẩn, đặc biệt là tiêu chuẩn chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực công tác, không chạy theo số lượng. Đồng thời, chủ động phát hiện những ĐV suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, những ĐV vi phạm kỷ luật Đảng đến mức không còn đủ tư cách ĐV và những ĐV tự bỏ sinh hoạt đảng… để kịp thời đưa ra khỏi Đảng, qua đó làm trong sạch đội ngũ ĐV.
Thứ tư, rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới và thực hiện nghiêm các quy chế, quy định, quy trình về CB và công tác CB, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và chặt chẽ giữa các khâu trong công tác CB. Thực hiện tốt công tác nhận xét, đánh giá CB, đánh giá chất lượng tổ chức đảng và ĐV đảm bảo đúng thực chất. Trong nhận xét đánh giá CB, ĐV phải lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao với sản phẩm cụ thể. Quan tâm luân chuyển, sắp xếp, bố trí CB, ĐV có năng lực, triển vọng đảm nhiệm các vị trí công việc phù hợp để CB có điều kiện học tập, thử thách, rèn luyện, phấn đấu, cống hiến và tự khẳng định mình.
Các giải pháp nêu trên nếu được các cấp ủy tập trung thực hiện đồng bộ, tin tưởng trong thời gian tới chúng ta sẽ có đội ngũ CB, ĐV bảo đảm chất lượng, có cơ cấu hợp lý, vững vàng về chính trị, có đạo đức cách mạng trong sáng, có trình độ, kỹ năng và tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần thực hiện đạt và vượt các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.
Thực hiện khá đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CB, ĐV nên vai trò lãnh đạo của cấp ủy, sức chiến đấu của tổ chức đảng được nâng lên, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra. Kinh tế tỉnh nhà tiếp tục ổn định và duy trì đà tăng trưởng khá, bình quân 5 năm (2015 - 2020), GRDP tăng 7,2%/năm; GRDP bình quân đầu người ước đạt trên 44,1 triệu đồng, tăng 18,5 triệu đồng so với năm 2015. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 85.941 tỷ đồng, vượt 7,2% so với nghị quyết, tăng gấp 1,48 lần so với giai đoạn trước. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh hiện còn 4,59%, giảm bình quân 1,62%/năm (nghị quyết 1,5%/năm). |
Hồ Thị Hoàng Yến - Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy