Quốc hội thảo luận Luật Đa dạng sinh học và dự thảo Luật Công nghệ cao

19/10/2008 - 09:38

Ngày 18-10, Quốc hội đã họp phiên toàn thể tại hội trường thảo luận về dự thảo Luật Đa dạng sinh học và dự thảo Luật Công nghệ cao.

Sau khi nghe ông Đặng Vũ Minh - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật đa dạng sinh học. Các đ ại biểu Quốc hội tập trung thảo luận vào 6 nhóm vấn đề đó là: Thứ nhất, về nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững đ a dạng sinh học tại Đ iều 4. Cốt lõi chính là xã hội hóa về bảo tồn và phát triển bền vững đ a dạng sinh học nh ư ng có các quy đ ịnh về đ iều kiện rất cụ thể, trong đ ó Nhà n ư ớc phải là nòng cốt vì đ ây là tài sản vô giá của quốc gia. Thứ hai, về qui hoạch bảo tồn đ a dạng sinh học của các tỉnh. Vấn đ ề lớn là gắn kết giữa qui hoạch bảo tồn đ a dạng sinh học với các qui hoạch khác và thực chất các qui hoạch là tiền đ ề lẫn nhau, chứ nó không tách rời, nó đ an xen lẫn nhau. Thứ ba, về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý khu bảo tồn. Vấn đề chủ yếu là khu bảo tồn quốc gia nằm trọn trong một tỉnh hoặc trong một vài tỉnh, rồi khu bảo tồn thuộc biển, đảo và vùng ngập nước kể cả nước mặn, nước ngọt, nước lợ v.v... Thứ tư, về tổ chức hoạt động của đơn vị quản lý khu bảo tồn. Nguyên tắc các đơn vị quản lý khu bảo tồn hoạt động theo quy định của đơn vị sự nghiệp, tất nhiên tự trang trải tất cả thì khó, nhưng trang trải một phần, nhất là những chi phí có liên quan đến hoạt động thường xuyên. Vấn đề thứ năm, về nuôi sinh sản loài hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ thì vấn đề lớn là quyền của các chủ thể được nuôi, nuôi sinh sản và quan điểm về thương mại sản phẩm của các loài bảo tồn này. Vấn đề thứ sáu, về nguồn tài chính và việc sử dụng cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học. Nguồn tài chính để bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, cũng với tinh thần đa dạng hóa các nguồn lực, trong đó có nguồn lực của Nhà nước được đầu tư ở mức hợp lý để nó phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta, như chúng ta đã làm, đang làm và cũng phù hợp với xu thế chung của thế giới.

Đại biểu Nguyễn Đình Xuân, ở Tây Ninh cho rằng: Về phân cấp, phân công trách nhiệm quản lý khu bảo tồn, tôi thống nhất cấp tỉnh sẽ quản lý những khu bảo tồn mà ranh giới nằm trọn trong phạm vi một tỉnh và quản lý cả những khu bảo tồn do tỉnh thành lập. Tuy nhiên tôi thấy hiện nay kể cả bộ cũng hướng dẫn không rõ ràng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong vấn đề này, cho nên có những khu bảo tồn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có khu bảo tồn trực thuộc chi cục kiểm lâm, có khu bảo tồn trực thuộc tỉnh, thậm chí là thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Tôi đề nghị phải ghi thật rõ là khu bảo tồn cấp quốc gia, tức là vườn quốc gia thì phải có Ban quản lý là cơ quan sự nghiệp có thu trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, ghi rõ thẩm quyền và vị trí như vậy sẽ liên quan đến hiệu quả công tác quản lý. Chúng ta biết rằng Ban quản lý khu bảo tồn là quản lý một tài sản rất lớn, diệm tích đất lên đến hàng chục nghìn ha, rất nhiều tài sản quý giá trong đó là các loại động thực vật, các loài cây gỗ v.v... Nếu ta để một cấp quản lý quá thấp, ví dụ trực thuộc chi cục kiểm lâm chẳng hạn thì quyền hạn, trách nhiệm rất khó để có thể đảm bảo thực thi được nhiệm vụ. Ngay cả khu bảo tồn cấp Trung ương như rừng Cúc Phương hiện nay, trước đây thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý trực tiếp thì quyền hạn tương đối tốt, nhưng sau này bộ đưa về trực thuộc chi cục kiểm lâm nên mấy anh quản lý ở đây giáng xuống một cấp và ở Cát Tiên cũng vậy, cho nên cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý. Tôi đề nghị những khu bảo tồn nằm trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải quản lý, cũng không nên ủy quyền trở lại cho chi cục kiểm lâm, chi cục kiểm lâm thực ra đã có trách nhiệm, quyền hạn riêng và là cơ quan phối hợp trong công tác bảo tồn chứ không phải là cơ quan trực tiếp quản lý bảo tồn như cách chúng ta dùng hiện nay.

Các đại biểu thảo luận tại Hội trường

Về trách nhiệm của các bộ hiện nay có khó khăn, chúng ta thực sự không rõ cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm chính quản lý các khu bảo tồn theo dự thảo luật này là Bộ Tài nguyên và môi trường hay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng thật sự chưa rõ. Chúng ta chưa phân lập được sự khác biệt giữa các khu rừng đặc dụng theo khái niệm trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng và các khu bảo tồn thiên nhiên cho khái niệm này. Chúng tôi biết 2 khái niệm này, 2 hệ thống này tương đối gần khớp với nhau nhưng không quy định rõ rằng khi luật này ra đời có bỏ hệ thống khu rừng đặc dụng theo quan niệm trước đây hay không thì luật này cũng quy định rõ, như vậy chúng ta mới dễ trong quản lý, nếu không một khu bảo tồn có 2 bộ quản lý thì rất khó.

Ông Nguyễn Lân Dũng - Đắc Lắk có ý kiến: Điều 51, có lẽ các đồng chí chưa hiểu rõ lắm về vi sinh vật cho nên nói rằng là phải điều tra thống kê các loại vi sinh vật và nấm đặc hữu đang bị đe dọa tiệt chủng đề xuất vào danh mục loài nguy cấp quí hiếm. Xin báo cáo là trong một cục đất 1 gam có hàng trăm triệu chủng vi sinh vật thì chẳng ai làm được việc điều tra, theo dõi nó cả. Đơn vị chúng tôi là Viện vi sinh vật chịu trách nhiệm tìm các loài mới cho các vi sinh vật đó và bảo quản các loài mới đó, chứ còn không thể thống kê, không thể theo dõi được, vi sinh vật đất nó nhiều vô kể và không thể tìm được. Có lẽ ở đây chỉ là một vài loài nấm lớn đặc hữu thì chúng ta có thể nhìn thấy được và chúng ta có thể thực hiện Điều 51, còn nói chung Điều 51 phải sửa lại, chứ nếu đưa cả vi sinh vật vào đây nữa thì Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ y tế, Bộ Công thương không có cách gì quản lý được số lượng hàng trăm triệu trong 1gam đất thì điều đó là điều rất khó thực hiện.

Điểm cuối cùng tôi muốn góp ý kiến đó là Mục 3 về sinh vật biến đổi gen. Chúng ta biết hiện nay chúng ta còn đang lúng túng trong chuyện này, mặc dù trên thế giới đang có 23 nước, trong đó có những cường quốc như Mỹ, Australia, Trung Quốc và những nước khác người ta sản xuất trên hàng trăm triệu ha và chúng ta đang nhập hàng trăm triệu đô la ngô, đậu tương biến đổi gen, chúng ta đang trồng diện tích lớn bông biến đổi gen nhưng tất cả những điều mục này chưa cho phép một chút nào việc ứng dụng cụ thể các cây trồng biến đổi gen, như ở Philipin do trồng ngô biến đổi gen và đậu tương biến đổi gen họ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với ngô và đậu tương do không biến đổi gen, vì nó chống được sâu bệnh và kháng lại thuốc trừ sâu nên đề nghị Quốc hội nên xem xét phần này, có tính chất mở ra khả năng Việt Nam có thể sử dụng cây trồng biến đổi gen nào không phải thuộc loại xuất khẩu, ví dụ như lúa.

Có một điều nữa xin báo cáo là loài vi sinh vật biến đổi gen, nó là chuyện của công nghệ sinh học ngày nay, công nghệ sinh học có 3 giai đoạn, công nghệ sinh học truyền thống, công nghệ sinh học cận đại và công nghệ sinh học hiện đại, công nghệ sinh học hiện đại liên quan trực tiếp tới các vi sinh vật biến đổi gen cho nên việc chọn vi sinh vật biến đổi gen là chuyện thường ngày của các nhà vi sinh vật học Việt Nam đã làm những vi sinh vật biến đổi gen để tạo ra những Ăngrin như Tacbolimira rẻ hơn hàng trăm lần so với nhập khẩu nước ngoài. Nếu quản lý không cụ thể thì các nhà công nghệ sinh học Việt Nam rất bó tay bị hạn chế không dám nghiên cứu các sinh vật biến đổi gen mà những sản phẩm đó được ứng dụng rộng rãi trên thế giới, chúng ta làm chỉ để tiết kiệm tiền và không phải nhập khẩu những sản phẩm đó mà thôi. Cho nên đề nghị xem xét kỹ hơn về chuyện vi sinh vật biến đổi gen, đó là việc bình thường của công nghệ sinh học hiện đại.

Kết thúc phần thảo luận về dự án Luật đa dạng sinh học, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên phát biểu: Qua thảo luận cho thấy: ý kiến các vị đại biểu Quốc hội tập trung vào 5 nhóm nội dung:

Một là tuyệt đại đa số nội dung đã được thể hiện ở trong luật mặc dù các đại biểu Quốc hội có phát biểu nêu thêm.

Hai là có nội dung thì cần thể hiện cụ thể hơn, trong sáng hơn, chuẩn xác hơn và tránh trùng lặp. Một số khái niệm đã có hoặc cần thêm, chúng tôi kính mời đồng chí Nguyễn Lân Dũng và các đồng chí có chuyên môn sâu trực tiếp tham gia để chuẩn xác hóa các khái niệm.

Ba là có nội dung cần xem xét để bổ sung thêm vào trong dự án luật này.

Bốn, cần làm rõ đầu mối và quan hệ phối hợp trong quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này.

Năm, các nghị định, hướng dẫn của Chính phủ về một số nội dung quy định trong một số điều thì hoàn thành trước khi luật này có hiệu lực ngày 1/7/2009.

Nhóm vấn đề thứ ba, chúng tôi sẽ chỉ đạo các cơ quan, hữu quan nghiên cứu một cách nghiêm túc để chuẩn bị báo cáo giải trình đầy đủ, trung thực có sức thuyết phục cao mà cũng rất thực tiễn để Quốc hội thông qua tại phiên họp sau.

Tiếp đó, Quốc hội nghe đồng chí Đặng Vũ Minh - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội đọc Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Công nghệ cao. Các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tập trung vào 6 nhóm vấn đề đó là: Nhóm vấn đề thứ nhất là chính sách của Nhà nước đối với hoạt động công nghệ cao. Điều này thể hiện một tinh thần lớn nhất là áp dụng ưu đãi cao nhất về vốn, thuế, đất đai và các chính sách tài chính kinh tế khác.

Nhóm vấn đề thứ hai là công nghệ cao được ưu tiên phát triển với điều kiện cụ thể của nước ta, tinh thần trước mắt chúng ta tập trung vào một số lĩnh vực làm cho đến nơi, đến chốn và có hiệu quả. Sẽ điều chỉnh bổ sung trong từng thời kỳ cho phù hợp với sự đổi mới phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế.

Nhóm vấn đề thứ ba là chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao. Đây là một điều kiện cơ bản để góp phần thực hiện tốt chủ trương lộ trình phát triển công nghệ cao ở nước ta.

Nhóm vấn đề thứ tư, đào tạo nhân lực công nghệ cao, đây được coi là nhóm nhân tố mang ý nghĩa quyết định phát triển công nghệ cao ở nước ta.

Nhóm vấn đề thứ năm, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động công nghệ cao đặt vấn đề là ưu tiên và hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đây là điều kiện đầu tiên để đảm bảo cho việc phát triển công nghệ cao ở nước ta nhanh và có hiệu quả.

Nhóm vấn đề thứ sáu, cuối cùng là các biện pháp khuyến khích thúc đẩy hoạt động công nghệ cao, cốt lõi là xác định rõ vai trò của Nhà nước và khai thác mọi nguồn lực trong toàn xã hội, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để đẩy mạnh hoạt động công nghệ cao ở nước ta.

Nguồn ĐCSVN

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN

Liên kết hữu ích