 |
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân trả lời chất vấn trước Quốc hội. |
Chiều qua, 16-11, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân là thành viên Chính phủ đầu tiên “khai hỏa” phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội khóa 12, kỳ họp thứ 2. Trước đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho biết, đã có 230 chất vấn của 107 đại biểu liên quan đến lĩnh vực phụ trách của 21 bộ, ngành, trong đó có 31 chất vấn gửi Chính phủ, riêng Thủ tướng nhận được 17 ý kiến chất vấn – đây được xem là kỳ họp có nhiều chất vấn nhất từ trước đến nay.
Sách giáo khoa: phải qua sử dụng mới đánh giá có phù hợp hay không
Báo cáo và trả lời chất vấn trước Quốc hội của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân tập trung vào 2 vấn đề: chất lượng giáo dục và xã hội hóa giáo dục. Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, chất lượng giáo dục được quyết định bởi 6 yếu tố: chương trình và sách giáo khoa; giáo viên và phương pháp giảng dạy; cơ sở vật chất; chất lượng học sinh đầu vào; tài chính cho giáo dục và vấn đề quản lý.
Về chương trình và sách giáo khoa (SGK) – trước nhiều ý kiến cho rằng chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học còn nhiều vấn đề chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn nhưng chậm được sửa chữa, khắc phục – Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã nhấn mạnh, ngành giáo dục đang trong quá trình thay SGK từ lớp 1 đến lớp 12 nhưng phải trải qua thực tiễn sử dụng sách mới đánh giá đúng được sự phù hợp của chương trình, SGK với điều kiện của chúng ta. Về chất lượng học sinh đầu vào, qua 1 năm tổ chức thi nghiêm túc và rà soát lại thì có nhiều học sinh không đủ tiêu chuẩn vẫn được lên lớp bởi những năm trước, áp lực của bệnh thành tích và chỉ tiêu mỗi lớp không được phép có quá 1% học sinh lưu ban quá nặng nề.
Tuy nhiên, nhận định về chương trình, SGK này ngay lập tức đã nhận được chất vấn của đại biểu (ĐB) Đặng Văn Khanh (Hà Nội): “Dù Bộ trưởng nói chương trình và SGK đã phù hợp lắm rồi nhưng Bộ trưởng có suy nghĩ gì khi đại bộ phận người dân đều có ý kiến cho rằng, chương trình và SGK, nhất là ở bậc phổ thông hiện nay là không phù hợp?”…
Thậm chí, ĐB Nguyễn Lân Dũng (Đắc Lắc) còn nêu câu hỏi: Bộ trưởng có sẵn sàng tổ chức một cuộc đối thoại với các ĐB Quốc hội quan tâm đến giáo dục để trả lời một câu hỏi, vì sao chúng ta không thể sử dụng một chương trình đã phổ biến trên thế giới, làm cho chương trình học nhẹ hơn và sâu hơn, tiến tới có nhiều bộ SGK để giáo viên, học sinh có nhiều sự lựa chọn? Trước câu hỏi khá thẳng thắn này, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho biết: Tuy mới về bộ nhưng xem lại các báo cáo hồ sơ thì thấy đội ngũ tham gia biên soạn SGK đều là những người có uy tín trong ngành nhưng có một vấn đề là khoảng 80% những người tham gia biên soạn sách này không giảng dạy bậc phổ thông cho nên trong đó có thể có những nội dung chúng ta đưa vào chưa phù hợp. “Đến khi dạy thử, rồi thông qua, có ý kiến cho rằng học trò của thầy biên soạn SGK, nên đánh giá chưa toàn diện”.
Không trả lời thẳng vào đề nghị của với ĐB Nguyễn Lân Dũng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đề xuất sẽ thành lập một tổ độc lập, mời các nhà khoa học hoặc các thầy giáo đánh giá sách giáo khoa và hoạt động độc lập với Bộ GD-ĐT. “Bởi vì nếu chúng ta tranh luận nói là tốt, hay không tốt, thì