Việt Nam: Bước ra thế giới và chia sẻ kinh nghiệm

16/10/2007 - 00:39

Trong bài phát biểu chiều 27/9 tại Đại hội đồng LHQ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Việt Nam là một thành viên tích cực, xây dựng, hợp tác và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế

"Tham gia HĐBA, các nước nhỏ nên tận dụng nhiệm kỳ để thể hiện quan điểm của các nước nhỏ và đang phát triển, để học một cách tường tận cách thức hoạt động của HĐBA và cách thức hoạt động trong HĐBA để bảo vệ lợi ích quốc gia. Thách thức chính là nguồn lực trong nước sẽ phải bỏ ra cho các hoạt động ngoại giao"...

Tiến sĩ David Koh, chuyên gia nghiên cứu chính trị Việt Nam thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore chia sẻ cách nhìn về việc VN tham gia HĐBA LHQ. Ông có thể nói và viết tiếng Việt thông thạo và là tác giả của nhiều nghiên cứu, bài viết về Việt Nam.

TS. David Koh, chuyên gia về chính trị VN tại Viện nghiên cứu ĐNA, Singapore.
Thế giới biết đến VN vì sự phát triển và nền văn hóa riêng biệt

- Ông nhìn nhận như thế nào về sự phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay?

Sự phát triển kinh tế của VN, theo tôi, sẽ giống như mục tiêu VN đặt ra cho năm nay, sẽ đạt khoảng 8%. Tôi không cho rằng sẽ là cần thiết để VN đi nhanh hơn tốc độ phát triển hiện nay. Vấn đề cần được đặt ra là đào tạo nghề, trong bối cảnh cạnh tranh với Trung Quốc.

Không có quốc gia nào có thể cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc. Tuy nhiên, họ có thể có được một mức hơn Trung Quốc nếu có thể sản xuất những sản phẩm tốt hơn, cung cấp dịch vụ tốt hơn, những hàng hóa, dịch vụ phù hợp với một giá thành cao hơn so với các sản phẩm và hàng hóa Trung Quốc.

Ổn định xã hội cũng nên là vấn đề quan tâm ưu tiên. Việt Nam cần suy nghĩ cẩn thận và nếu có thể, cần thiết kế lại chiến lược cho những khu vực kém phát triển, nơi tập trung phần đa là dân tộc thiểu số. Chiến lược phát triển phải có sự nhạy cảm về văn hóa bởi người dân địa phương có thể không tin tưởng và không muốn tuân theo.

- Sự phát triển này có tác động như thế nào đối với vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới?

Phát triển kinh tế nâng cao hình ảnh và vị thế của bất kỳ quốc gia nào. Do đó, vị trí của VN trong khu vực và trên thế giới nhìn chung cũng ngày càng cải thiện.

Tôi vui mừng nhận thấy 30 năm sau khi chiến tranh kết thúc, VN bây giờ được biết đến với sự phát triển kinh tế và nền văn hóa của mình.

Chúc mừng nhân dân VN, những người đã làm việc chăm chỉ và n

Theo Vietnamnet

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN