 |
Lồng ghép tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong sinh hoạt tổ nhân dân tự quản. Ảnh: Biên Cương |
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân khu vực biên giới biển nắm rõ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để phối hợp với lực lượng biên phòng bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới biển của tỉnh là việc làm thường xuyên của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh.
Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh được giao nhiệm vụ phụ trách quản lý
tuyến biên giới bờ biển của tỉnh có chiều dài 65km, trên địa phận 10 xã biên giới
biển thuộc 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú, với 25.607 hộ dân. Nhìn chung,
đời sống người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa đồng đều,
kiến thức pháp luật còn hạn chế, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội phức
tạp, còn xảy ra nhiều như: buôn bán, sử dụng ma túy, buôn lậu, gian lận thương
mại, khiếu kiện tranh chấp đất đai, khai thác tài nguyên khoáng sản, hoạt động
tín ngưỡng tôn giáo... Những năm qua, BĐBP tỉnh đã triển khai, thực hiện Đề án
Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải
đảo giai đoạn 2013 - 2016, đã đạt được một số kết quả thiết thực, góp phần nâng
cao nhận thức, hiểu biết kiến thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân khu vực biên
giới biển.
Với chức năng là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Đề án, Bộ
Chỉ huy BĐBP tỉnh đã chủ động tham mưu cho Ban chỉ đạo Đề án của UBND tỉnh ban
hành đầy đủ các văn bản nhằm thực hiện có hiệu quả các nội dung, đồng thời chỉ
đạo các đồn biên phòng tham mưu UBND 3 huyện biển cụ thể hóa kế hoạch của tỉnh,
thành lập Ban chỉ đạo, phục vụ cho việc tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm
tra, giám sát thực hiện nội dung đề án ở cơ sở. Căn cứ vào kế hoạch, các xã
biên giới biển đã lựa chọn nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
phù hợp với từng địa bàn, đối tượng. Hình thức tuyên truyền, phổ biến đa dạng,
đặc biệt, một số địa phương đã phát huy vai trò nòng cốt của Trưởng ban công
tác Mặt trận, cùng với những người có uy tín trong ấp, tổ nhân dân tự quản tổ
chức tuyên truyền từng đợt, từng nhóm, lồng ghép trong hội, họp, sinh hoạt chi,
tổ, hội với nhiều hình thức mang lại hiệu quả thiết thực, đưa kiến thức pháp luật
đến gần với người dân.
Qua 3 năm triển khai thực hiện, Tiểu ban chỉ đạo Đề án,
các đồn biên phòng đã phối hợp nghiên cứu, biên soạn 34 bộ tài liệu các loại,
16 ngàn tờ rơi, tờ gấp phục vụ cho công tác tuyên truyền. Các đồn biên phòng đã
chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa
phương củng cố, kiện toàn và thành lập các câu lạc bộ tư vấn pháp luật ở các xã
biên giới biển; khai thác có hiệu quả các loại sách, báo, tủ sách pháp luật; đổi
mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt đọc sách, báo pháp luật… Ngoài ra, còn phối
hợp xây dựng chương trình “Tiếng nói từ cơ sở, quốc phòng an ninh, hỏi đáp vấn
đề pháp luật” trên sóng truyền thanh các huyện biển mỗi quý 4 kỳ; phối hợp thực
hiện mô hình “Tiếng mõ an ninh” tuyên truyền lưu động đến các tổ nhân dân tự quản...
Phối hợp với Công an và các ngành, đoàn thể nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên
truyền trực tiếp đến hộ gia đình và đối tượng tệ nạn xã hội trên địa bàn biên
giới biển, đến nay đã có 9 trường hợp tự nguyện đăng ký cai nghiện ma túy tại
các cơ sở tập trung.
Đề án Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ,
nhân dân vùng biên giới, hải đảo đã tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức, ý
thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của nhân dân khu vực biên giới; số vụ phạm
pháp hình sự và tệ nạn xã hội giảm đáng kể: từ năm 2010 đến năm 2012, phạm pháp
hình sự 73 vụ, trật tự an toàn xã hội 423 vụ; sau khi triển khai đề án (từ năm
2013 đến nay) phạm pháp hình sự 48 vụ, trật tự an toàn xã hội 362 vụ. Đây là kết
quả thiết thực, từng bước tạo nền tảng vững chắc, góp phần ổn định tình hình an
ninh chính trị, trật tự xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội địa
phương, đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng khu vực biên giới biển của tỉnh
ngày càng vững mạnh.