Nguyễn Băng Nhi (người đứng giữa) “Dự án Cocohand nâng tầm giá trị hàng thủ công mỹ nghệ dừa Bến Tre” đạt giải khuyến khích. Ảnh: CTV
Giải nhất (trị giá giải thưởng 125 triệu đồng) thuộc về dự án “Các sản phẩm ống hút, bún gạo” của chị Trương Thị Hồng Hà (TP. Hồ Chí Minh); 2 giải nhì (trị giá 65 triệu đồng/giải) thuộc về các dự án “Sản xuất Dược Trà - Khai thác giá trị dược liệu từ nông sản” của Đoàn Thị Hồng Thắm (Cần Thơ) và “Vòng đời các sản phẩm từ cây Sen” của nhóm Lương Việt Chương (Phú Yên).
Bến Tre có 1 dự án vào chung kết là “Dự án Cocohand nâng tầm giá trị hàng thủ công mỹ nghệ dừa Bến Tre” của Nguyễn Băng Nhi. Kết quả dự án đạt giải khuyến khích (trị giá giải thưởng 30 triệu đồng) và được chọn hỗ trợ tham gia khóa học tại Thái Lan vào tháng 11-2022 (được hỗ trợ 50% chi phí/dự án).
Theo đánh giá ban giám khảo, ý tưởng khởi nghiệp của các dự án lần này phong phú, khá đa dạng về cách thức khởi nghiệp, sản phẩm… thể hiện nền nông nghiệp còn nhiều dư địa, nhiều Room để khai thác. Người trẻ rất nên có những ý tưởng mới nảy sinh trong xã hội, trong thế giới thay đổi như hiện nay. Có nhiều bạn trẻ thể hiện giấc mơ rất lớn không chỉ làm giàu cho mình mà còn làm giàu cho cộng đồng, quê hương, đất nước. Sự quan tâm đến tài nguyên bản địa, bản sắc địa phương, quan tâm đến việc quảng bá những giá trị tốt đẹp của địa phương mình.
Hầu hết các dự án đều thể hiện đến cộng đồng, lợi ích xã hội và môi trường. Những doanh nghiệp lớn hiện nay đều theo phương châm đến môi trường, xã hội và quản trị, đây là những yếu tố quan trọng, tạo cho doanh nghiệp sức mạnh và sự ủng hộ của mọi người để phát triển lâu dài. Các dự án đều có sự nỗ lực, chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc khi đến với cuộc thi, đây là điều rất đáng được hoan nghênh.
Cẩm Trúc