|
TS. Phạm Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Vũ trụ (giữa) tại Trung tâm Vũ trụ Tsukuba, Nhật Bản, tháng 4/2007 (Ảnh: Viện Công nghệ Vũ trụ) |
Ngày 19/11, trên đường sang Bangalore, Ấn Độ tham dự Diễn đàn châu
Á-Thái Bình Dương (APRSAF-14) về công nghệ vũ trụ, TS Phạm Anh Tuấn, Phó Viện
trưởng Viện Công nghệ Vũ trụ đã trả lời phỏng vấn của phóng viên VietNamNet
nhân 1 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Vũ trụ
(20/11/2006-20/11/2007)...
- Thưa ông, trong vòng 1 năm qua, Viện Công nghệ Vũ trụ đã
làm được những gì để phát triển nền công nghiệp vũ trụ còn phôi thai của Việt
Nam?
- Sau 1 năm đi vào hoạt động, Viện Công nghệ Vũ trụ đã hoàn
thiện bộ máy tổ chức, thành lập các phòng nghiên cứu theo hai hướng chính: Thiết
kế, chế tạo vệ tinh nhỏ và ứng dụng công nghệ viễn thám. Các cán bộ nghiên cứu
trong Viện cũng đã và đang thực hiện một số đề tài về vệ tinh siêu nhỏ, ứng dụng
công nghệ viễn thám trong xây dựng bản đồ đất và biến động rừng ngập mặn… Viện
đã đào tạo thêm được một số thạc sỹ, cũng như liên kết với Đại học Công nghệ,
bắt đầu từ năm 2008 đào tạo kỹ sư chuyên ngành công nghệ vũ trụ.
Với mong muốn nhận được sự hỗ trợ để có thể tiếp cận nhanh công
nghệ từ các nước có ngành công nghệ vũ trụ phát triển mạnh, Viện đã tích cực chủ
động mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế sâu rộng với Cơ quan vũ trụ Nhật Bản
(JAXA), Cơ quan vũ trụ Châu Âu (ESA), cùng nhiều công ty đến từ châu Âu, Nhật
Bản, Hàn quốc, Malaysia và các trường đại học ở Mỹ. Trong hợp tác đa phương,
Viện đã tham gia hoạt động của các diễn đàn và tổ chức quốc tế về công nghệ vũ
trụ, như Tổ chức của Liên hợp quốc về sử dụng khoảng không vũ trụ (UNOOSA), Diễn
đàn Châu Á – Thái Bình Dương về Công nghệ Vũ trụ (APRSAF), ASEAN.
Kết quả của những hoạt động đó, Viện đã nhận được sự ủng hộ rất
quý báu từ bạn bè quốc tế.
Tuy mới thành lập, trong vòng 1 năm nay, Viện đã được tín nhiệm
và là một trong những đơn vị tổ chức thành công các hội nghị quốc tế trong lĩnh
vực công nghệ vũ trụ tại Việt Nam, đó là Hội thảo về sử dụng Công nghệ Vũ trụ
trong việc quản lý tài nguyên và môi trường biển Việt Nam (Hà Nội, 5/2007); Hội
thảo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về sử dụng Công nghệ vũ trụ cho quản lý
rừng và bảo vệ môi trường (Hà Nội, 11/2007). Đặc biệt, vào năm 2008, Việt Nam sẽ
đăng cai tổ chức Diễn đàn Châu Á – Thái Bình Dương về Công nghệ vũ trụ
(APRSAF-15) tại Hà Nội.
Trong những năm tới với sự quan tâm của Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam; Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện tiếp tục thực hiện các công việc
cụ thể của Dự án xây dựng Khu nghiên cứu – triển khai Công nghệ vũ trụ Hòa Lạc
tại Khu nghiên cứu – Triển khai của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Đây sẽ là Khu
nghiên cứu triển khai công nghệ vũ trụ với qui mô lớn và hiện đại đầu tiên của
Việt Nam
- Chỉ mới tiếp cận với công nghệ vũ trụ trong vòng 1 năm
nay, trong khi nhiều nước trên thế giới đã có bề dày kinh nghiệm hàng mấy chục
năm... Phát triển công nghệ vũ trụ ở Việt Nam có phải là một bái toán
khó?
- Tính từ chuyến bay lịch sử của Phạ