Định vị và định vị lại chuỗi giá trị

16/08/2023 - 12:24

BDK.VN - Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 trong phiên thảo luận tại hội trường các đại biểu đã thảo luận về thực trạng và giải pháp xây dựng chuỗi giá trị (CGT) sản phẩm nông nghiệp (chuỗi dừa) trên địa bàn tỉnh có đại biểu đã đặt ra ý kiến về mô hình CGT và cơ quan chủ công thực hiện CGT tại địa phương. Do đó, định vị và định vị lại CGT là cần thiết để mọi tổ chức, cá nhân quan tâm.

Băng chuyền sản xuất sản phẩm nước dừa hữu cơ Bến Tre.

Băng chuyền sản xuất sản phẩm nước dừa hữu cơ Bến Tre.

Định vị chuỗi giá trị

Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 6-4-2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020 tại Khoản 2, Điều 4 có đề cập: CGT là chuỗi của các hoạt động sản xuất, kinh doanh của một sản phẩm, mỗi khâu hoạt động trong chuỗi, giá trị sản phẩm được nâng lên đến mức hoàn chỉnh cuối cùng.

Tại Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 5-7-2018 của Chính phủ quy định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (TTSPNN):  Liên kết theo CGT sản phẩm nông nghiệp quy định tại nghị định này là hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sản xuất, sơ chế hoặc chế biến gắn với TTSPNN (sau đây gọi chung là liên kết CGT). Các hình thức liên kết cụ thể quy định tại Điều 4 nghị định này, gồm: liên kết từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với TTSPNN. Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với TTSPNN. Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với TTSPNN. Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với TTSPNN. Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với TTSPNN. Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sơ chế hoặc chế biến gắn với TTSPNN. Liên kết sơ chế hoặc chế biến gắn với TTSPNN.

Khoản 3 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nêu: CGT là mạng lưới liên kết tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm các giai đoạn tiếp nối nhau từ hình thành ý tưởng, thiết kế, sản xuất, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Khác với  phân phối sản phẩm là mạng lưới các trung gian thực hiện phân phối sản phẩm của DNNVV đến người tiêu dùng do các DN, tổ chức đầu tư, kinh doanh thực hiện được nêu tại điều này.

Định vị lại chuỗi giá trị

Ngày 3-8-2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký Quyết định số 1358/QĐ-BKHĐT ban hành Bộ công cụ đánh giá DNNVV tiềm năng tham gia CGT. Theo đó, các cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV đánh giá DNNVV tiềm năng tham gia CGT dựa trên 11 chỉ tiêu chính: lãnh đạo và quản trị; tài chính, kế toán; hệ thống quản lý chất lượng; kiểm soát nhà cung cấp/nguyên vật liệu; kiểm soát quá trình; quản lý sản xuất; bảo trì và quản lý thiết bị đo; đào tạo nguồn nhân lực; năng lực phát triển sản phẩm mới; sức khỏe, an toàn, môi trường; công nghệ và chuyển đổi số.

Các cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV sử dụng bộ công cụ để thực hiện đánh giá, sàng lọc DNNVV thông qua phương pháp bảng hỏi và chấm điểm. Mỗi tiêu chí nhỏ (câu hỏi) sẽ có 3 mức đánh giá khác nhau: 3 điểm (thực hiện đầy đủ các yêu cầu và có minh chứng), 2 điểm (chưa thực hiện đầy đủ các yêu cầu, hoặc không có minh chứng đầy đủ), 1 điểm (chưa thực hiện). Riêng tiêu chí tìm hiểu về công nghệ, chuyển đổi số có 2 mức đánh giá: 1 (có hành động), 0 (chưa có hành động cụ thể).

Tổng điểm tối đa cho các câu hỏi thuộc 11 nhóm tiêu chí chính 100 điểm. Dựa trên tổng điểm đạt được, mức độ sẵn sàng tham gia CGT của DNNVV được phân loại theo 3 nhóm: Loại A có tổng điểm đánh giá đạt từ 80 điểm trở lên (tỷ lệ điểm đạt được từ 80% trở lên) là DN rất tiềm năng và đủ điều kiện, sẵn sàng tham gia CGT. Loại B có tổng điểm đánh giá đạt từ 50 đến dưới 80 điểm (tỷ lệ điểm đạt được từ 50% đến dưới 80%) là DN có tiềm năng tham gia CGT. Loại C có tổng điểm đánh giá đạt dưới 50 điểm trở xuống (tỷ lệ điểm đạt dưới 50%) là DN cần nhiều thời gian để cải thiện và chưa phù hợp tham gia CGT.

Về ý tưởng mô hình (MH) CGT tạo ra giá trị cao hơn cho khách hàng trong khi đó mô hình chuỗi cung ứng (MHCCU) là quản lý quá trình cung ứng hàng hóa. MHCGT tạo ra giá trị thông qua hoạt động cốt lõi và hoạt động hỗ trợ nhưng MHCCU chỉ quản lý mua hàng, vận chuyển, lưu thông và quản lý thông tin cung ứng. Mục tiêu của MHCGT tạo lợi thế cạnh tranh, tối ưu hoá hoạt động và giảm thiểu chi phí, còn MHCCU là hiệu quả và hiệu suất trong quá trình cung ứng hàng hóa. Giá trị và lợi ích cho khách hàng là trọng tâm của MHCGT, MHCCU tập trung quản lý quá trình cung ứng hàng hóa.

Định vị và định vị lại CGT theo cách tiếp cận như trên, cho thấy trên địa bàn tỉnh mới có chuỗi sản phẩm dừa có quy mô liên kết rộng, khoảng 30% sản phẩm dừa của tỉnh được chế biến sâu phục vụ xuất khẩu. Dừa Bến Tre đạt thương hiệu dừa Việt Nam được các thị trường lớn như Trung Quốc, châu Âu, Mỹ rất quan tâm.

Bài, ảnh: Đặng Văn Cử

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN