
Tiểu phẩm truyền thông về mang thai ngoài ý muốn. Ảnh: Thành Ngoãn
Kết quả và hạn chế
Qua triển khai các hoạt động triển khai mô hình tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân trên địa bàn tỉnh đã tạo sự đồng thuận cao trong nhóm đối tượng và quần chúng nhân dân. Từ đó, kết quả thực hiện mô hình tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân đã đạt so với chỉ tiêu kế hoạch hàng năm. Trong những tháng đầu năm 2019 có 4.648 trường hợp được tư vấn, qua đó kết quả số khám 9 tháng năm 2019 đạt 81,75% (515/630 trường hợp).
Tuy nhiên, theo chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn đến năm 2020, thì kết quả thực hiện khám sức khỏe trước hôn nhân theo tiến độ còn ở mức thấp. Nguyên nhân là do trên thực tế, nhiều người lâu nay vẫn còn tâm lý e ngại khám sức khỏe trước khi kết hôn, do sợ nếu phát hiện bệnh sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc lứa đôi, thậm chí có người còn cho là chỉ nghi ngờ nhau mới phải khám, đây là yếu tố tâm lý còn khá nặng nề ảnh hưởng đến cuộc vận động. Bên cạnh đó, lực lượng thanh niên đa số đi làm ăn xa, khu công nghiệp… nên khó tiếp cận và tập hợp sinh hoạt; kỹ năng tiếp cận tư vấn đối tượng chưa được thuyết phục cộng với cơ sở vật chất và trang thiết bị để thực hiện hoạt động khám sức khỏe còn hạn chế…
Từ những hoạt động chương trình được triển khai và kết quả đã đạt được cho ta thấy một số kinh nghiệm thực tiễn như sau: Việc quản lý chặt chẽ, thường xuyên tiếp cận các nhóm đối tượng là một thành công lớn để thực hiện chương trình tầm soát trước sinh và sơ sinh, tư vấn khám sức khỏe trước hôn nhân. Việc tổ chức các loại hình truyền thông kịp thời cho các nhóm đối tượng góp phần nâng cao số người hiểu biết và tham gia chương trình nhiều hơn, họ thấy được những lợi ích thiết thực từ các chương trình dự án cũng như quyền lợi theo từng nhóm đối tượng có liên quan. Thái độ phục vụ của nhân viên y tế trong tư vấn cho các đối tượng tham gia góp một phần thành công rất lớn từ chương trình trong thời gian qua.
Giải pháp thời gian tới
Để tiếp tục thực hiện việc tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân những tháng cuối năm 2019 và chuẩn bị tổng kết mô hình, đội ngũ làm công tác dân số cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Phát huy vai trò tham mưu với cấp ủy, chính quyền trong thực hiện mô hình tư vấn khám sức khỏe trước hôn nhân, kế hoạch thực hiện Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn 2016 - 2020. Đặc biệt quan tâm công tác nêu gương của những tập thể, cá nhân, nhất là của đảng viên, công chức, viên chức tham gia thực hiện chương trình.
Xác định chính xác các nhóm đối tượng, chú trọng các đối tượng trong cộng đồng (các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt là nhóm đối tượng chính là vị thành niên, thanh niên… để xây dựng nội dung truyền thông; đồng thời, đa dạng hóa các hình thức vận động, truyền thông và giáo dục, các thông điệp phù hợp đến với người dân một cách gần gũi, nhanh nhất làm thay đổi quan niệm, nâng cao nhận thức và hành vi một cách bền vững về quyền - trách nhiệm của mỗi người dân đối với việc duy trì nâng cao chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Tiếp tục đầu tư trang bị và sử dụng các công cụ truyền thông đã được trang bị một cách có hiệu quả như: các loại, các phương tiện, tài liệu truyền thông, duy trì hoạt động góc truyền thông, các ấn phẩm theo từng chủ đề (thông điệp) một cách hiệu quả.
Chú trọng củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, chất lượng cán bộ làm công tác truyền thông, giáo dục dân số, tập trung đào tạo, tập huấn để đội ngũ phụ trách có nhiều cơ hội cập nhật, bổ sung kiến thức và kỹ năng; phát huy năng lực bản thân, sở trường để nâng cao hiệu quả trong công tác thuộc lĩnh vực chuyên ngành. Qua đó, duy trì thành quả đạt được, kịp thời nắm bắt về kết quả chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh và thực trạng vị thành niên, thanh niên. Nhận định rõ vấn đề có liên quan để tham mưu định hướng, đề xuất những giải pháp khả thi trong thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, đề án dài hạn trong thời gian tới.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để nắm tiến độ thực hiện các hoạt động, phát hiện những vấn đề khó khăn, kịp thời hỗ trợ tháo gỡ.
Lê Thắm