Quốc hội thảo luận 5 dự án Luật

09/11/2007 - 23:03

Ảnh minh họa.

Hôm nay (9/11), Quốc hội tiếp tục thảo luận ở tổ về các dự án Luật thể thức trưng mua, trưng dụng tài sản cá nhân, tổ chức; dự án Luật quản lý và sử dụng tài sản nhà nước; dự án Luật hoạt động Chữ thập đỏ; Luật năng lượng nguyên tử và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Chưa có cơ sở để đánh giá giá trị tài sản được trưng mua, trưng dụng để bồi thường

Thảo luận về dự án Luật thể thức trưng mua, trưng dụng tài sản cá nhân, tổ chức các đại biểu đều đồng ý với tên gọi của dự án luật, cho rằng tên gọi này là phù hợp với phạm vi điều chỉnh và những nội dung cơ bản của dự án luật. Các đại biểu nhận xét, trong thời gian qua, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến trưng mua, trưng dụng tài sản, việc ban hành Luật trưng mua, trưng dụng tài sản nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Nhà nước, đáp ứng yêu cầu về tài sản trong trường hợp thật cần thiết góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành mới chỉ quy định một số nội dung liên quan đến tài sản thuộc đối tượng trưng mua, trưng dụng, thẩm quyền quyết định trưng mua, trưng dụng và các trường hợp được thực hiện trưng mua, trưng dụng; còn nguyên tắc, hình thức quyết định, trình tự, thủ tục thực hiện, cơ chế thanh toán và xử lý vi phạm chưa được quy định cụ thể.


Đề cập việc quản lý, sử dụng tài sản, bồi thường thiệt hại khi trưng mua, trưng dụng tài sản, đại biểu Nguyễn Hồng Sơn (đoàn Quảng Ngãi) băn khoăn, về quản lý tài sản sau khi trưng dụng, trưng mua, đối với những tài sản trưng mua, trưng dụng gây thiệt hại cho người bị trưng dụng thì phải bồi thường; trưng dụng trong trường hợp khẩn cấp thì làm sao có thể đánh giá tài sản hiện có với tài sản lúc trưng dụng thì giá trị của tài sản còn lại là bao nhiêu, căn cứ để bồi thường như thế nào, cơ sở để tình bồi thường thiệt hại… Đây là vấn đề rất khó. Dự án luật phải thiết kế ra sao để tạo căn cứ sau này bồi thường.


Quản lý tài sản Nhà nước phải bảo đảm thực hành tiết kiệm chống lãng phí và phòng chống tham nhũng

Về dự án Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, các đại biểu tán thành về sự cần thiết phải sớm ban hành luật này và cho rằng quản lý sử dụng tài sản nhà nước là một vấn đề quan trọng có vai trò quyết định trong

Theo VOV

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN