Cán bộ y tế tham gia tập huấn.
Nội dung tập huấn gồm: Thông tin về vắc-xin AstraZeneca; hướng dẫn thực hành tiêm chủng vắc-xin. Trong đó, cán bộ y tế CDC đặc biệt lưu ý khâu bảo quản vắc-xin; liều lượng, đường tiêm; chống chỉ định, phản ứng sau tiêm chủng. Hướng dẫn thực hành tiêm chủng từ khâu chuẩn bị buổi tiêm, đoán tiếp, khai báo y tế, sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng; thực hiện tiêm, giám sát phản ứng sau tiêm chủng.
Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy vắc-xin Covid-19 AstraZeneca có hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh Covid-19 từ 62 đến 90%. Vắc-xin chống chỉ định người có tiền sử phản ứng nặng sau lần tiêm chủng vắc-xin Covid-19 trước đó; người quá mẫn cảm với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào có trong thành phần của vắc-xin, như: L-Histidine; L-Histidine hydrochloride monohydrate; Magie clorua hexahydrat; Polysorbate 80; Etanol; Sucrose; Natri clorua; Dinatri edetat dihydrat;
Các phản ứng sau tiêm phổ biến (≥10%) như: Đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhạy cảm đau, đau, nóng tại vị trí tiêm, mệt mỏi, bồn chồn, ớn lạnh, sốt (rất phổ biến là sốt nhẹ và phổ biến sốt ≥ 38 độ C). Phản ứng phổ biến (từ 1% đến dưới 10%) sưng và đỏ tại vị trí tiêm. Các phản ứng ít gặp bao gồm: Chóng mặt, đau bụng, sưng hạch, vã mồ hôi, ngứa, phát ban. Phản ứng phản vệ sau tiêm vắc-xin là rất hiếm gặp
Vắc-xin AstraZenece đã được ghi nhận trong các báo cáo của các cơ quan quản lý dược và tổ chức giám sát an toàn vắc-xin tại nhiều quốc gia.
Tin, ảnh: Phan Hân