Các em học sinh ngày càng được tạo điều kiện thuận lợi được đến trường học tập.
Công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục (PCGD) giai đoạn 2012-2020, đạt kết quả ghi nhận. Toàn tỉnh có 9 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) cấp huyện. Các trung tâm thực hiện dạy học các môn văn hóa. Một số trung tâm thực hiện dạy chương trình hướng nghiệp và dạy nghề. Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh thành lập được 157 trung tâm Văn hóa Thể thanh - Học tập cộng đồng (VHTT-HTCĐ), với 605 cán bộ quản lý, giáo viên và cộng tác viên. Ban Giám đốc trung tâm VHTT-HTCĐ xây dựng kế hoạch dạy học và thời gian biểu cụ thể phù hợp với từng chương trình giáo dục. Trung tâm VHTT-HTCĐ đã liên kết với các ban, ngành huyện, tỉnh tổ chức các lớp chuyên đề, tập huấn kỹ thuật cho học viên. Năm học 2019-2020, các trung tâm VHTT-HTCĐ tự đánh giá lĩnh vực HTCĐ, kết quả loại tốt tỷ lệ 90,85%; loại khá tỷ lệ 9,15%; không có xếp loại trung bình.
Đối với CB,CC cấp tỉnh, cấp huyện: Có 99% CB,CC được đào tạo chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định. 90% CB,CC giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định. 85% CB,CC thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc hàng năm. 100% CB cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý điều hành.
Qua 8 năm triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong công nhân lao động (CNLĐ) tại các doanh nghiệp (DN) đến năm 2020”, đã tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức và yêu cầu của xã hội, của DN. Liên đoàn Lao động tỉnh kịp thời đôn đốc, nhắc nhở các cấp công đoàn trong quá trình triển khai và cơ bản thực hiện đạt các chỉ tiêu đề ra. Từ đó, trình độ học vấn, tay nghề chuyên môn, tin học, ngoại ngữ của CNLĐ hàng năm có nâng lên. Số CNLĐ tốt nghiệp THPT trở lên đạt 65%, số qua đào tạo nghề tăng từ 35% lên trên 65%.
Tin, ảnh: Trần Quốc