Ngày 4/10, tại Ninh Bình, Trung tâm Thông tin – thư viện và Nghiên
cứu khoa học (Văn phòng Quốc hội) đã tổ chức Tọa đàm báo chí “Giới thiệu nội
dung một số Dự án Luật trình tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII” nhằm cung cấp
thêm thông tin về một số dự án luật đến phóng viên các cơ quan thông tấn, báo
chí.
Tại buổi Tọa đàm, các phóng viên đã được nghe giới thiệu 3 Dự án Luật sẽ trình
tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII: Dự án Luật Qui hoạch đô thị; Dự án Luật Cơ
quan đại diện nước CHXCN Việt Nam ở nước ngoài và Dự án Luật Cán bộ, công chức.
Dự án Luật Qui hoạch đô thị: Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên - Ủy viên chuyên
trách Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã trình bày quan điểm chỉ đạo và những yêu
cầu của việc xây dựng Luật Qui hoạch đô thị. Luật Qui hoạch đô thị được xây dựng
trên 6 quan điểm chỉ đạo: thể chế hóa được Nghị quyết của Đại hội Đảng; pháp
điển hóa các văn bản quy phạm về quy hoạch đô thị; giữ gìn bản sắc dân tộc; đảm
bảo phát triển bền vững; nâng cao chất lượng đời sống; xác định được người chịu
trách nhiệm về quy hoạch đô thị (cá nhân, tổ chức).
Những yêu cầu đặt ra
khi xây dựng Luật gồm: tiết kiệm tài nguyên nước; tiết kiệm kinh phí đầu tư của
xã hội, của Nhà nước, phối hợp các nguồn vốn từ NSNN, doanh nghiệp và ngoài
nước; phù hợp với khả năng kinh tế của đất nước; phù hợp với điều kiện địa lý,
khí hậu thiên nhiên Việt Nam; phù hợp với phong tục tập quán, giữ gìn được bản
sắc văn hóa dân tộc; phân trách nhiệm rõ ràng.
Dự thảo Luật qui hoạch đô
thị bao gồm 7 chương, 81 điều. Luật Qui hoạch đô thị được ban hành sẽ là công cụ
hữu hiệu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong xây dựng và phát
triển đô thị; bảo đảm phát triển hệ thống các đô thị và từng đô thị bền vững, có
bản sắc, văn minh, hiện đại; đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
môi trường.
Dự án Luật cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước
ngoài: Tiến sĩ Ngô Đức Mạnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cho
biết, trong 5 năm trở lại đây, số lượng các cơ quan tăng đáng kể và chúng ta đã
mở rộng quan hệ lãnh sự với nhiều nước trong cộng đồng quốc tế, đưa các quan hệ
này đi vào thực chất, có chiều sâu và phù hợp với xu hướng phát triển của đất
nước. Tuy nhiên hiện nay có nhiều vấn đề đang đặt ra cho Cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước ngoài như: về trụ sở cơ quan đại diện (xuống cấp, diện tích trụ sở
làm việc chưa đảm bảo đủ tiêu chuẩn, việc đầu tư mua sắm, sửa chữa, nâng cấp trụ
sở cơ quan đại diện và nhà ở cho cán bộ chưa được cải thiện), về con người (năng
lực kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ một số cán bộ chưa đáp ứng được,
một số cơ quan đại diện tổ chức và biên chế cồng kềnh, hoạt động thiếu hiệu
quả…)… Từ đó đặt ra yêu cầu cần phải nâng cao hiệu quả của cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước ngoài. Một số nhiệm vụ mới cần được pháp điển hóa để nâng cao hiệu
quả hoạt động của cơ quan đại diện là: phát triển kinh tế, xuất khẩu lao động,
hợp tác về an ninh, ngoại giao văn hóa, đầu tư, du lịch.
Dự thảo Luật Cơ
quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gồm 7 chương và 41 điều. Trong đó nội dung
về quản lý nhà nước về cơ quan đại diện được qui định thành một chương riêng để
thể hiện rõ nội dung quản lý cơ quan nhà nước đặc thù đối với cơ quan nhà nước
hoạt động ở nước ngoài.
Dự án Luật Cán bộ, công chức(CBCC): Tiến sĩ Trần
Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước cho biết quan điểm chỉ đạo
trong quá trình xây dựng Luật Cán bộ, công chức là: thể chế hóa đầy đủ chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tiếp tục cải cách chế độ công vụ,
công chức; hoàn thiện chế độ công vụ, công chức đồng bộ với tiến trình đổi mới
hệ thống chính trị trong điều kiện kinh tế quốc tế; bảo đảm tính kế thừa Pháp
lệnh cán bộ, công chức và tiếp tục hoàn thiện phát triển đối với các quy định về
cán bộ, công chức; bảo đảm tính minh bạch, công khai và tính tự chịu trách nhiệm
trong hoạt động công vụ; bảo đảm phù hợp với tình hình đặc điểm cụ thể của Việt
Nam trên cơ sở kinh nghiệm, thành tựu khoa học của các nền công vụ tiên tiến
trên thế giới.
Luật cán bộ công chức ra đời sẽ đáp ứng nhu cầu xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do dân và vì nhân dân; xây
dựng một nền hành chính trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với xu hướng
chuyển đổi sang nên hành chính phục vụ, thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nền kinh
tế thị trương xã hội chủ nghĩa, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế ./.