Tọa đàm Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào nguồn tài nguyên bản địa

24/07/2023 - 13:08

BDK.VN - Tại xã Long Mỹ, huyện Giồng Trôm, Tỉnh đoàn Bến Tre phối hợp với Đội hình Tri thức trẻ tỉnh Bình Dương tổ chức tọa đàm Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), công nghệ vào nguồn tài nguyên bản địa.

Tỉnh đoàn Bến Tre phối hợp với Đội hình Tri thức trẻ tỉnh Bình Dương chủ trì tọa đàm Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào nguồn tài nguyên bản địa.

Tỉnh đoàn Bến Tre phối hợp với Đội hình Tri thức trẻ tỉnh Bình Dương chủ trì tọa đàm Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào nguồn tài nguyên bản địa.

Tham dự tọa đàm có Phó bí thư Tỉnh đoàn - Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Phan Thanh Trẻ, Phó bí thư Tỉnh đoàn Bình Dương Nguyễn Thanh Thảo, cùng đại diện Thường trực Huyện đoàn, Hội LHTN Việt Nam huyện Giồng Trôm, lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND xã Long Mỹ và hơn 100 đoàn viên, thanh niên và người dân trên địa bàn xã Long Mỹ.

Phát biểu tại tọa đàm, Phó bí thư Tỉnh đoàn - Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Bến Tre Phan Thanh Trẻ cho rằng, đây là dịp để các đoàn viên, thanh niên đến từ sở, ngành, trường đại học của tỉnh Bến Tre và Bình Dương... chia sẻ, trao đổi để làm rõ về vai trò, vị trí, sự cần thiết về việc ứng dụng KHKT, công nghệ vào các thế mạnh mang tính đặc thù tại địa phương. Ngoài ra, đoàn viên, thanh niên hai tỉnh cũng thẳng thắn nêu ra những kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả, các giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc cũng như các giải pháp cụ thể trong phát triển KHKT và ứng dụng công nghệ cao trong đời sống, sản xuất.

Theo anh Phan Thanh Trẻ, những ý kiến tiếp thu được tại buổi tọa đàm sẽ làm tiền đề để Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bến Tre và Bình Dương có những giải pháp, chính sách phù hợp để hỗ trợ người dân có thể ứng dụng tốt các tiến bộ KHKT, công nghệ vào nguồn tài nguyên bản địa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và toàn tỉnh nói chung.

Anh Trịnh Quốc Thanh - Bí thư Đoàn Viện Kỹ thuật - Công nghệ, Trường Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương) nhấn mạnh, để phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, việc ứng dụng khoa học công nghệ là hướng đi tất yếu cả trước mắt và lâu dài.

Theo anh Trịnh Quốc Thanh, với ưu thế về nông nghiệp, thời gian qua, tỉnh Bến Tre từng bước đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Điều đáng mừng là nhiều kết quả nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao đã đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, làm cơ sở cho việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và khai thác tiềm năng, lợi thế về khí hậu, đất đai, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Nhiều mô hình như sản xuất giống, nuôi trồng một số sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, sản phẩm hữu cơ... đem lại hiệu quả rõ rệt; lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản có bước phát triển, trong đó có nuôi tôm công nghệ cao đã mang lại hiệu quả kinh tế cao khi nâng cao năng suất, tăng chất lượng và quản lý về dịch bệnh...

Người dân xã Long Mỹ, huyện Giồng Trôm nêu các ý kiến tại tọa đàm.

Người dân xã Long Mỹ, huyện Giồng Trôm nêu các ý kiến tại tọa đàm.

Bàn về việc ứng dụng khoa học công nghệ trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất cây giống, hoa kiểng, kỹ sư Nguyễn Thị Thanh Hằng (Trung tâm Giống và hoa kiểng Bến Tre) cho biết: Bến Tre là tỉnh có nhiều tiềm năng và nguồn lực phát triển về kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là kinh tế vườn và kinh tế biển, trong đó cây dừa với diện tích trồng lớn nhất nước (trên 73.000ha); cây ăn trái cũng chiếm diện tích khá lớn (với gần 29.000ha) và là một trong những vựa trái cây lớn với nhiều chủng loại (bưởi da xanh, sầu riêng, chôm chôm...). Ngoài ra, ngành nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng ở tỉnh Bến Tre là ngành nghề truyền thống có từ lâu đời, hiện cây giống sản xuất tại Bến Tre đã cung cấp trên phạm vi cả nước. Theo đó, với tổng diện tích khoảng 1.538ha, trên 8.000 hộ sản xuất cung ứng hàng năm cho các tỉnh từ 17 - 20 triệu cây giống các loại. Doanh thu bình quân khoảng 776 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận xấp xỉ 461 triệu đồng/ha/năm.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất cây giống, hoa kiểng - thế mạnh của tỉnh Bến Tre, trong thời gian tới cần có sự đầu tư mạnh mẽ vào các khía cạnh chuyên sâu như bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu giống mới, phát triển công nghệ chăm sóc giống, hoa kiểng đạt chất lượng cao, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu và có chất lượng một cách bài bản, cũng như tạo ra sự hợp tác giữa các đơn vị, tổ chức trong chuỗi sản xuất và cung ứng các loại cây giống, hoa kiểng...

Theo kỹ sư Nguyễn Thị Thanh Hằng, chỉ khi các yếu tố này được thực hiện một cách đồng bộ, cùng với sự đầu tư từ các doanh nghiệp, Nhà nước và cộng đồng, việc phát triển sản xuất cây giống, hoa kiểng mới thật sự phát triển mạnh mẽ và bền vững, góp phần đem lại giá trị kinh tế - xã hội.

Anh Phan Thanh Dượt - đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho rằng, KHKT là “chìa khóa” để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp. Để tuyên truyền, vận động người dân phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương... nhất là chú trọng thực hiện việc chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp nhằm trang bị thêm về kỹ thuật sản xuất, quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm, Đoàn thanh niên ngành nông nghiệp đã xây dựng Đội hình Tư vấn, chuyển giao KHKT trong sản xuất nông nghiệp thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tư vấn, tập huấn chuyển giao các tiến bộ KHKT trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đến các đơn vị có nhu cầu là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân... Trong đó, thường xuyên tập huấn kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh theo hướng hữu cơ sinh học; kỹ thuật chăm sóc cây kiểng; kỹ thuật cho người dân tham gia mã số vùng trồng sầu riêng, kỹ thuật chăm sóc thú cưng... từ đó, giúp nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, giá trị của sản phẩm cho người dân và thanh niên trên địa bàn.

Tỉnh đoàn Bình Dương hỗ trợ sinh kế 1.000 phôi nấm và hướng dẫn phương pháp trồng theo mô hình công nghệ cao cho người dân xã Long Mỹ, huyện Giồng Trôm.

Tỉnh đoàn Bình Dương hỗ trợ sinh kế 1.000 phôi nấm và hướng dẫn phương pháp trồng theo mô hình công nghệ cao cho người dân xã Long Mỹ, huyện Giồng Trôm.

Dịp này, Tỉnh đoàn Bình Dương đã trao tặng 5 máy lọc nước, 20 phần quà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Long Mỹ, huyện Giồng Trôm; hỗ trợ sinh kế 1.000 phôi nấm, 500 con gà giống và hướng dẫn phương pháp nuôi, trồng theo mô hình công nghệ cao... Tổng giá trị hơn 100 triệu đồng.

Tin, ảnh: Chương Đài

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN