Các em đang thi đấu tại Giải bơi phổ cập
Một trong những điểm nổi bật trong triển khai Đề án là tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi từ 6-15 biết bơi ngày càng tăng; nguy cơ đuối nước ở trẻ em ở trẻ em cũng độ tuổi này cũng giảm đáng kể. Cụ thể, năm 2013 tổ chức 19 lớp bơi, có hơn 500 em biết bơi, có 22 trẻ bị đuối nước. Đến năm 2018 tổ chức hơn 1 ngàn lớp bơi, hơn 20 ngàn em biết bơi, có 7 trường hợp trẻ em bị đuối nước. Trong 6 tháng đầu năm 2019, tổ chức 644/1.300 lớp, hiện có hơn 12,9 ngàn em biết bơi và có 6 trường hợp bị đuối nước. Mục tiêu đến cuối năm 2019, phấn đấu tổ chức 1,3 ngàn lớp, hướng đến đạt 26 ngàn em biết bơi.
Hiện toàn tỉnh có 125 hồ bơi, bể bơi các loại. 9 huấn luyện viên, 558 hướng dẫn viên, cộng tác viên, giáo viên thể dục qua đào tạo, bồi dưỡng. Ngoài ra, công tác xã hội hóa cũng khá tốt, thu hút được nhiều nhà đầu tư tư nhân tham gia.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện Đề án còn một số khó khăn như: Công tác tuyên truyền nhiều nơi chưa quan tâm. Cơ sở vật chất (hồ bơi, bể bơi) tuy có phát triển nhưng vẫn còn thiếu, chưa phủ khắp trên địa bàn các huyện, nhất là ở vùng khó khăn, các xã bãi ngang. Nguồn nước sạch ở các xã bãi ngang vẫn còn hạn chế, gây khó khăn cho công tác phổ cập bơi…
Phát biểu tại buổi làm việc, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND Đặng Ngọc Anh ghi nhận những nỗ lực của các đơn vị trong thực hiện Đề án. Có sự tập trung, thể hiện trách nhiệm đơn vị trong cụ thể chỉ tiêu, theo dõi bám sát các nội dung, thể hiện. Có kiểm tra, tổ chức rút kinh nghiệm trong từng lộ trình thực hiện. Mục tiêu chung đã đạt là nâng tỷ lệ trẻ em biết bơi và giảm dần tỷ lệ trẻ em đuối nước, có tuyên truyền trong phụ huynh cùng quan tâm; đặc biệt là huy động nguồn lực xã hội trong thực hiện Đề án PCB.
Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND Đặng Ngọc Anh lưu ý, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền việc học bơi phòng, chống đuối nước cho trẻ em bằng nhiều hình thức. Tăng cường phối hợp giữa ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngành Giáo dục và Đào tạo cùng các ngành liên quan trong thực hiện Đề án. Tiếp tục thực hiện và nhân rộng mô hình “Học sinh toàn trường biết bơi”. Đặc biệt, tập trung hỗ trợ các xã khó khăn, xã bãi ngang, trẻ em diện hộ nghèo,cận nghèo được phổ cập bơi (thực hiện miễn, giảm tiền học phí học bơi). Tăng cường công tác xã hội hóa nhiều hình thức, kêu gọi đầu tư các hồ bơi cố định đạt quy mô và chất lượng, kèm theo chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định tạo điều kiện phổ cập bơi theo hướng lâu dài. Nâng cao trách nhiệm của thành viên Ban quản lý Đề án cấp tỉnh và cấp huyện, cùng tháo gỡ những khó khăn để thực hiện hiệu quả Đề án.
Tin, ảnh: Ánh Nguyệt