![Vụ án Lương Cao Khải: Thanh tra](http://image.baodongkhoi.vn/news/2007/20071115/fckimage/68856457_15-11-2007-16h0-h1.jpg) |
Dẫn giải Dương Văn Lực đến tòa. Ảnh: TT |
Hoạnh họe, hù dọa để buộc đơn vị bị thanh tra hối lộ, quà cáp nhưng nguyên Vụ phó Vụ 4 Thanh tra Chính phủ Dương Văn Lực lại ngụy biện rằng, bị cáo nhận tiền là do bị ép buộc, là cách... phòng vệ chính đáng?!
"Kiếm ăn" nhờ... các cuộc thanh tra
Sáng 15/11/2007, phiên tòa xét xử vụ án Lương Cao Khải cùng 2 nguyên vụ phó Thanh tra Chính phủ lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, đưa và nhận hối lộ tiếp tục, với phần thẩm vấn bị cáo Dương Văn Lực, nguyên Vụ phó Vụ 4 Thanh tra Chính phủ.
Trả lời câu hỏi của HĐXX về những lời khai của bị cáo Lương Cao Khải liên quan đến mình, bị cáo Lực thừa nhận đa phần Khải khai là đúng. Thế nhưng, việc Lương Cao Khải khai các phó đoàn thanh tra là người chịu trách nhiệm chính trong quá trình thanh tra, theo Lực, là không đúng. Theo bị cáo Lực, trưởng đoàn thanh tra là người chịu trách nhiệm chính, còn các phó đoàn là người giúp việc, thực hiện công việc theo ủy quyền của trưởng đoàn.
Dự án 2 triệu m3 khí/ngày/đêm do Ban quản lý Khí thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư (bên A), Công ty Thiết kế và Xây dựng Dầu khí làm tổng thầu (bên B). Việc thanh tra dự án này do Dương Văn Lực, nguyên Vụ phó Vụ 4 Thanh tra Chính phủ, Phó trưởng đoàn thanh tra 4 dự án tại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam chịu trách nhiệm. Thời gian tiến hành thanh tra dự án này từ ngày 18/10/2002 đến 12/4/2003. Kết luận thanh tra dự án này do Lương Cao Khải ký ngày 10/10/2003. Trong quá trình thanh tra dự án này, đối tượng bị thanh tra đã bị buộc phải giải trình và đưa quà cáp, hối lộ nhiều lần cho thanh tra mới được kết luận đúng hoặc được bỏ qua và giảm nhẹ mức xử lý.
Trong hạng mục thi công đường ống qua sông Phước Hòa, bị cáo Dương Văn Lực và Lương Cao Khải đã quy kết khống, áp đặt số liệu để buộc Công ty Thiết kế và Xây dựng Dầu khí (PVECC) phải xuất toán hơn 1 tỉ đồng. Đồng thời, trong dự thảo kết luận thanh tra, hai "ông quan" này đã đề xuất xử lý buộc những cá nhân có sai phạm phải bỏ tiền túi ra đền mỗi người gần 400 triệu. Tuy nhiên, sau khi được đơn vị bị thanh tra và những người bị đề nghị xử lý lo lót nên họ đã được loại bỏ khỏi kết luận chính thức.
Tương tự, trong dự thảo kết luận, Dương Văn Lực còn buộc PVECC xuất toán hơn 6,6 tỉ đồng (trong đó có hơn 2,3 tỉ đồng tiền chênh lệch chi phí máy thi công và nhân công). Tuy nhiên, sau khi nhiều lần được giám đốc và kế toán trưởng PVECC "giải trình", Lực và Khải đã "vẽ" đường cho PVECC làm văn bản xin không phải xuất toán hơn 2,3 tỉ. Sau đó, Khải và Lực sửa lại báo cáo, làm kiến nghị gửi Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị không buộc PVECC xuất toán hơn 2,3 tỉ đồng. Vụ này sau đó được lãnh đạo Thanh tra Chính phủ chấp nhận như kiến nghị của Khải và Lực.
Về khoản chênh lệch do ký được hợp đồng giá rẻ (nên lợi được hơn 400 triệu), Khải và Lực lại quy chụp cho PVECC bán thầu, giả hóa đơn chứng từ để chiếm hưởng số tiền này. Từ đó, Lực và Khải kiến nghị xem xét trách nhiệm hình sự đối với Nguyễn Bá Liễu và Nguyễn Bá Cảnh, Giám đốc và Đội trưởng Xí nghiệp san nền thi công cơ giới (trong k