 |
Các chiến sĩ lực lượng vũ trang tuần tra giữ gìn an ninh trật tự ở khu dân cư. Ảnh: T. Long |
Kế thừa và phát huy truyền thống “an dân”của ông cha ta, từ thời Trần Hưng Đạo “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc”, đến Nguyễn Trãi cũng khẳng định “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” và thời đại Hồ Chí Minh, Người tiếp tục khẳng định vai trò to lớn của quần chúng nhân dân “Trên bầu trời không gì quí bằng nhân dân, trên thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của toàn dân”.
Dựng nước phải đi đôi với giữ nước
là truyền thống của dân tộc ta. Từ khi lãnh đạo nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ
xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
(XHCN) và trong thời kỳ xây dựng đất nước, Đảng ta luôn kiên định mục tiêu chiến
lược là “xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam XHCN”. Muốn thực hiện được hai nhiệm vụ đó, trước hết phải tập trung xây dựng thế trận
lòng dân vững chắc trong khu vực phòng thủ, vì
“dân là phên, là dậu” để giữ gìn, bảo vệ toàn vẹn
từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Xây
dựng thế trận lòng dân là tập hợp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
xung quanh Đảng để thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước hết phải kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc với xây dựng đất nước, kết hợp quốc
phòng với an ninh, kinh tế và đối ngoại, tạo môi
trường hòa bình, ổn định và phát triển cho
nhân dân tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, có điều kiện phát
triển toàn diện thể chất, tinh thần, trí tuệ, có điều kiện đóng
góp sức lực, tiền của để xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh vững mạnh.
Từ Đại hội lần
thứ V đến Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xuyên suốt đề ra hai nhiệm vụ chiến lược: Xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
XHCN. Trải qua nhiều thay đổi, cùng với sự phát
triển của kinh tế, văn hóa - xã hội, đất nước ta đã thật
sự mạnh lên về mọi mặt cả về thực lực và vị thế thì
quốc phòng, an ninh luôn được củng cố, những chủ trương
về xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh
trong khu vực phòng thủ ở địa
phương được Trung ương quán triệt, xem là một trong những nhiệm vụ chủ yếu để thực hiện thắng lợi
“Chiến lược bảo vệ Tổ quốc” trong tình hình mới.
Trong xây dựng khu vực phòng thủ, yếu tố con
người là quan trọng nhất, đặc biệt là vai
trò của quần chúng nhân dân - thế trận lòng dân có ý
nghĩa quyết định mọi thắng lợi.
Những năm qua, vấn đề xây dựng thế trận
lòng dân trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc ở tỉnh nhà có những
thuận lợi cơ bản như: Tình hình an ninh tư tưởng trong nội bộ Đảng
và nhân dân ổn định, góp phần làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” của
các thế lực thù địch; phòng chống “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” để giữ vững an ninh chính trị, làm cơ sở vững
chắc cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội; sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân thường xuyên được củng cố, đời sống văn hóa ở khu
dân cư luôn được phát huy; các phong trào hành động cách mạng ở địa
phương thu hút được đông đảo nhân dân cùng tham gia, các
chế độ chính sách đối với người có công, hộ nghèo
được quan tâm, chính sách an sinh xã hội được đầu
tư đúng mức; đời sống vật chất, tinh thần của quần chúng nhân dân được nâng
lên rõ rệt; niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước được củng
cố.
Chiến lược bảo vệ Tổ quốc
trong thời kỳ mới là nhiện vụ hết sức quan trọng của toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân ta. Để thực hiện nhiệm vụ đó, trước hết cần tập trung
xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần, xây dựng thế trận lòng dân
vững chắc. Đây là yếu tố quyết định để chủ động ứng phó với mọi tình huống,
giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Khi thuận lòng dân sẽ hợp thành sức mạnh vô biên để đánh bại
mọi kẻ thù xâm lược dù chúng có mạnh
hơn ta gấp trăm ngàn lần. “Dân khí mạnh không quân lính nào, súng ống
nào chống lại” - bài học lịch sử qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của ông cha ta
vẫn còn nguyên giá trị trong giai đoạn cách mạng
hiện nay, ai nắm được dân - người đó sẽ thắng.
Muốn xây dựng tiềm lực
quân sự, quốc phòng vững mạnh phải xây dựng được thế trận lòng dân vững chắc
vì “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
|