Hướng dẫn sử dụng tủ cơm điện 12 khay đúng cách từ A tới Z

17/01/2023 - 11:02

Tủ cơm điện 12 khay là một trong những thiết bị đun nấu phân khúc vừa được ưa chuộng nhất thị trường. Ưu điểm của thiết bị này là sử dụng đơn giản, mức giá hợp lý và cho năng suất cao. Cùng tìm hiểu quy mô sử dụng và cấu tạo của sản phẩm tủ cơm điện 12 khay nhé.

1. Nhu cầu sử dụng tủ cơm điện 12 khay trên thị trường 

Trên thị trường hiện nay, số lượng các quán cơm quy mô vừa và nhỏ chiếm đa số. Chính vì bởi nguyên do này mà những sản phẩm có dung tích và khả năng đun nấu tầm trung như tủ cơm điện 12 khay được lựa chọn sử dụng rất nhiều. 

Tủ 12 khay điện có năng suất cao, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của người dùng. Cụ thể, khách hàng có thể tham khảo bảng năng suất sau: 

Nguyên liệu nấu/hấp

Năng suất tủ 12 khay/mẻ

Cơm (tính theo suất) 

175 - 200 suất

Giò 

48 chiếc

Xúc xích 

60 chiếc

Gà 

18 con 

Bánh bao 

180 chiếc

Xôi 

35 - 40 kg 

 
Bạn có thể căn cứ vào năng suất của tủ để lựa chọn loại phù hợp với yêu cầu sử dụng. Ví dụ như ước lượng lượt khách hàng trong ngày để tính toán các suất cơm sao cho phù hợp. 

Điểm danh: Các mẫu tủ nấu cơm công nghiệp: Chính hãng, Độ bền cao, Giá hợp lý nhất

2. Chi tiết các bộ phận chính tủ cơm điện 12 khay 

  • Vỏ tủ: Được làm hoàn toàn bằng chất liệu inox 304, vỏ tủ cơm có độ bóng sáng, không bị xỉn màu. Đặc biệt vô cùng chắc chắn, không dễ bị bóp méo, biến dạng như những loại chất liệu khác. Đây chính là lớp “áo giáp” giúp bảo vệ và gia tăng tuổi thọ cho tủ cơm. Lớp thành tủ cơm dày 3 lớp trong đó có 1 lớp cách foam cách nhiệt ở giữa giúp giữ nhiệt và bảo vệ người dùng trong quá trình sử dụng. 

  • Cánh tủ: Tủ 12 khay sử dụng cánh tủ đơn có chốt gập linh hoạt. Phần cánh được gắn với tủ thông qua mối gập inox chắc chắn. Tổng thể phần cánh sẽ vừa khít với khoang nấu, cũng được làm bằng chất liệu inox 304 sáng bóng hợp ăn khớp với tủ. Mặt ngoài cánh sẽ được dán decal bắt mắt, bên trong là bề mặt inox phẳng, khi đóng tủ gioăng silicon ở mép tủ sẽ “dính chặt” với bề mặt inox tạo nên kết cấu ăn khít giữa nhiệt và áp suất ổn định trong quá trình nấu. Ngoài ra, tủ còn có tay nắm chốt để giúp đóng mở dễ dàng hơn. 

  • Khoang nấu cơm: Bên trong thân tủ sẽ là khoang nấu cơm và khoang đựng nước. Khoang nấu khá rộng rãi, đủ chỗ chứa 12 khay inox kích thước 39,5 x 59,5 x 5 cm. Mỗi khay cách nhau 2 - 3cm và được cố định bằng các thanh gờ song song. Khoang nấu cơm được gia công tỉ mỉ, tạo thành không gian kín, giữ nhiệt tốt. Nguyên lý hoạt động của tủ là sử dụng hơi nước được giữ lại trong khoang dưới lượng nhiệt và áp suất cao làm chín cơm. 

  • Thanh nhiệt: Đây là bộ phận gia nhiệt chính của tủ cơm. Nằm ở vị trí dưới cùng của tủ, khi bạn đổ nước đến vạch quy định trên ống thăm, thanh nhiệt sẽ hoạt động đun sôi nước, nước từ thể lỏng chuyển thành thể hơi dưới nhiệt độ cao sẽ làm nở các hạt cơm nhờ vậy mà cơm chín đều mà vẫn giữ nguyên chất dinh dưỡng. Tủ 12 khay sẽ sử dụng 2 thanh nhiệt chữ U công suất lớn. 

  • Bộ điều khiển: Tủ cơm điện sử dụng hộp điện rời và hệ thống aptomat tự động trực tiếp điều khiển tủ. Bên trong hộp điện sẽ là hệ thống bảng mạch, aptomat, đèn báo sáng, hệ thống điều chỉnh nhiệt độ. Bạn có thể điều khiển tủ cơm thông qua hộp điện hoặc vặn nhiệt trực tiếp trên núm xoay được tích hợp với bộ phận tủ. 

  • Bánh xe: Tuy có kích thước lớn những thiết bị nhà bếp công nghiệp đều có thể dễ dàng di chuyển nhờ hệ thống bánh xe chịu lực hiện đại, an toàn. Mỗi bánh xe có thêm các chốt khóa để tủ có thể di chuyển hay đứng im tùy mục đích của bạn. Đối với loại 12 khay, bánh xe có thể tải được trọng lượng ~ 80kg. 

 

3. Sử dụng tủ cơm điện 12 khay đúng cách

Các bước sử dụng tủ nấu cơm 12 khay điện: 

  • Bước 1: Kiểm tra kết nối nguồn điện, các đèn báo thanh nhiệt và các chốt khóa tủ cơm

  • Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu nấu, xếp lần lượt các nguyên liệu vào khay cơm, đổ nước theo quy định và xếp vào tủ. 

  • Bước 3: Đổ nước đến vạch quy định, đóng cánh tủ và khóa chốt cửa. 

  • Bước 4: Gia nhiệt nấu cơm (nên nấu trong khoảng 40 phút + 20 phút ủ cho cơm chín đều, đạt chuẩn)

  • Bước 5: Sau khoảng thời gian chờ cơm chín và chờ ủ cơm, bạn mở tủ và sử dụng dụng cụ chuyên dụng để lấy cơm ra 

  • Bước 6: Sau khi sử dụng, rút điện và tiến hành vệ sinh tủ cơm để giữ được tuổi thọ lâu bền.

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN