Kiểm toán 112: thất thoát, sai phạm hơn 200 tỉ đồng

27/10/2007 - 12:01

Ngày 26-10, Kiểm toán Nhà nước đã có kết luận chính thức về kết quả kiểm toán việc quản lý và sử dụng kinh phí của đề án 112. Hơn 200 tỉ đồng đã bị thất thoát và làm trái, tương đương 20% tổng kinh phí đã sử dụng cho đề án. Cả năm nhóm mục tiêu của đề án đều không đạt.

Kỳ I: Trong "cơn say" chi tiền

Ảnh: Báo Tuổi Trẻ.
Ảnh: Báo Tuổi Trẻ.
Tiền ở đề án 112 đã lọt qua cơ man những “lỗ thủng” được vẽ ra để moi tiền của Nhà nước, đặc biệt là chủ trương phân bổ vốn theo tốc độ giải ngân. Không có sản phẩm cũng chi tiền, không có đơn giá cũng bán hàng, không có dự án cũng giao vốn, khách hàng bất hợp pháp cũng ký kết, không có nhiệm vụ cũng chi hộ, tiền chưa chi cũng đã được quyết toán và tự vẽ ra các sản phẩm, hạng mục để chi tiền rồi bỏ xó...

Giải ngân theo tốc độ... xài tiền

“Một trong các căn cứ để phân bổ vốn là tốc độ giải ngân của từng đề án”. Đó là một tiêu chí “kinh hoàng” của Ban điều hành 112 Chính phủ đã thừa nhận. Thay vì phân bổ vốn theo dự toán và quyết định đầu tư thì Ban điều hành 112 Chính phủ đã phối hợp với Bộ Kế hoạch - đầu tư “treo giải” cho các đề án: ở đâu tiêu tiền nhanh thì ở đó sẽ được cấp thêm tiền. Đại học Quốc gia TP.HCM, Viện Thi đua khen thưởng, Văn phòng Chủ tịch nước, Quĩ Hỗ trợ phát triển, Hội Cựu chiến binh, UBND tỉnh Lai Châu... không có đề án hoặc có đề án nhưng chưa được duyệt cũng được nhận tiền.

Dự án xin ít nhưng lại được cấp nhiều. Có đơn vị được cấp nhiều tiền quá không biết chi vào đâu nên chi lung tung và thành ra... vi phạm. Đó là trong 116 đơn vị đầu mối được cấp vốn đầu tư (64 tỉnh, thành và 52 bộ, ngành) có tới 43 đơn vị được cấp vốn vượt mức tổng đầu tư của đề án được thẩm định. Số tiền “bắt phải tiêu” này lên đến 109,728 tỉ đồng.

Có nhiều khoản tiền tuy chưa chi nhưng vẫn được các ban điều hành từ cơ sở đến Chính phủ “hồn nhiên” quyết toán “để dành” sau này chi. Đó là 8,131 tỉ đồng (trích cước đường truyền tải) thuộc nguồn chi thường xuyên từ ngân sách trung ương. Tương tự như vậy, trong khoản tiền vay Ngân hàng Phát triển châu Á cũng có tới 29,751 tỉ đồng đã được quyết toán sẵn dù chưa hề được đụng đến dự án.

Theo kết quả c

Theo VietNamNet

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN