Nghĩa vụ báo cáo và xử lý báo cáo về dấu hiệu tham nhũng của cán bộ, công chức

06/10/2009 - 08:41

Báo cáo và xử lý báo cáo về dấu hiệu tham nhũng là nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Điều 38 - Luật Phòng, chống tham nhũng (Luật PCTN) xác định: Khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình làm việc thì CBCCVC phải báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến dấu hiệu tham nhũng đó thì báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp.

Luật quy định, chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo về dấu hiệu tham nhũng, người được báo cáo phải xử lý vụ việc theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét xử lý và thông báo cho người báo cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn trên có thể kéo dài, nhưng không quá 30 ngày; trường hợp cần thiết thì quyết định hoặc đề nghị người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng và bảo vệ người báo cáo.

Về trách nhiệm của người không báo cáo, người nhận được báo cáo về dấu hiệu tham nhũng mà không xử lý, Điều 39 - Luật PCTN quy định, những đối tượng này phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Đ.C

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN