Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước:

15/11/2007 - 02:27

Hôm qua, 14-11, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về 2 dự luật quan trọng: Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước và Luật Năng lượng nguyên tử. Không để tài sản Nhà nước biến thành lợi ích cục bộ của cá nhân, tổ chức là ý tưởng xuyên suốt trong các thảo luận của đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Quản lý tài sản công: Đợi đến 1-7-2009 là quá muộn

Đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM) phát biểu tại hội trường. Ảnh: MINH ĐIỀN

Đó là yêu cầu của ĐB Trần Du Lịch (TPHCM). Những số liệu từ nhật báo SGGP ngày 14-11 (về việc phát hiện 8,4 triệu m2 mặt bằng nhà đất công bị sử dụng không đúng mục đích tại TPHCM) đã được ĐB nêu lên ngay từ đầu phiên họp sáng 14-11, để khẳng định, thiết lập kỷ cương trong quản lý công sản là vấn đề cực kỳ bức xúc.

ĐB đề nghị QH “tập trung làm kỹ, thông qua và cho thi hành sớm luật này”, không đợi đến tận ngày 1-7-2009. Các ĐB Đặng Như Lợi (Cà Mau), ĐB Trần Du Lịch đề nghị giới hạn phạm vi điều chỉnh của luật chỉ là 1 trong 3 nhóm tài sản của nhà nước, cụ thể là những tài sản công (trụ sở, phương tiện, trang thiết bị làm việc có nguồn gốc từ ngân sách, do Cục Công sản Bộ Tài chính quản lý).

Bên cạnh đó, các quy định về cho thuê tài sản công và quản lý tiền thuê cũng được các ĐB đặc biệt quan tâm. Bà Ngô Thị Doãn Thanh (Hà Nội) cho rằng, Nhà nước cần phát huy vai trò điều tiết để đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả trong quá trình sử dụng tài sản của Nhà nước, không để xảy ra tình trạng nơi thừa, đem cho thuê; nơi khác lại thiếu, phải bỏ tiền ngân sách ra đi thuê.

ĐB này kiến nghị, chỉ những đơn vị sự nghiệp mới được cho thuê tài sản nhà nước và chỉ cho thuê một số loại tài sản nhất định; song yêu cầu quy định về sử dụng khoản tiền cho thuê theo hướng mềm dẻo hơn so với ý kiến của ĐB Trần Du Lịch. Theo đó, ngoài phần đóng góp vào ngân sách, trừ khấu hao…, đơn vị quản lý tài sản cho thuê được trích lại một tỷ lệ nhất định để nhập quỹ phúc lợi.

ĐB Đinh Thế Huynh (Tuyên Quang) lưu ý đến những tài sản công không sử dụng thường xuyên, đặc biệt là tài sản thuộc loại công nghệ cao. Ông cho rằng, đối với loại này cần có cơ chế cho thuê hợp lý để vừa tránh lãng phí, vừa tạo thuận lợi cho đơn vị sự nghiệp phát triển.

Xây nhà máy điện hạt nhân: An toàn phải đặt lên trên hết

Trước khi đi vào chi tiết, ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) đã nêu cảm tưởng, trong 5 dự thảo luật trình Quốc hội đợt này, Luật Năng lượng nguyên tử là dự thảo được chuẩn bị kỹ càng nhất. Tuy nhiên, đối với việc tập trung đầu tư phát triển điện hạt nhân, ĐB đề nghị phải bàn bạc rất kỹ, cân nhắc lợi hại rất kỹù vì nhược điểm hết sức rõ của người Việt

Theo SGGP

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN