Luật Điện lực và xử phạt hành chính, hình sự trong lĩnh vực điện lực (tiếp theo và hết)

03/11/2009 - 09:44

4- Bồi thường thiệt hại, truy thu sản lượng và phạt vi phạm hợp đồng:
- Trường hợp người sử dụng điện sai mục đích đã ký kết trong hợp đồng thì phải bồi thường.

- Người sử dụng điện, cơ quan, tổ chức nếu vi phạm các điều cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức bên bán điện, ngoài việc bị xử lý hành chính hoặc hình sự thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra, khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật dân sự.
Ngoài ra, nếu người sử dụng điện vi phạm vào các điều cấm trên, bên bán điện sẽ cắt điện trong thời gian giải quyết.
5- Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ (trừ trường hợp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép).
- Xử lý hành chính:
+ Đối với hành vi sử dụng điện để rà cá, đánh cá, bẫy động vật, bảo vệ hoa màu, tài sản, chống trộm và các hành vi mất an toàn khác thì bị xử phạt đến năm triệu đồng.
+ Đối với hành vi sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp không đúng quy định đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thì bị xử phạt từ năm đến 10 triệu đồng.
- Xử lý hình sự: Nếu người thực hiện hành vi trên đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, an ninh trật tự địa phương… thì sẽ bị  cơ quan chức năng truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
6- Về thẩm quyền xử phạt hành chính (theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; sửa đổi, bổ sung năm 2007, năm 2008):
+ UBND xã, phường, thị trấn được quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến hai triệu đồng và áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về điện lực.
+ UBND cấp huyện được quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 30 triệu đồng và áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về điện lực.
+ Thanh tra viên chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 500 ngàn đồng và áp dụng các biện pháp cuỡng chế theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về điện lực.
+ Chánh thanh tra chuyên ngành có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 30 triệu đồng và áp dụng các biện pháp cuỡng chế theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về điện lực.
7- Thẩm quyền của Điện lực Bến Tre: có quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, biên bản vi phạm sử dụng điện, cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về Điện lực của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; có quyền phạt vi phạm hợp đồng, tính toán, thỏa thuận truy thu theo quy định của pháp luật; có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực.
8- Các cơ quan, tổ chức và nhân dân: khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực, cần báo ngay cho chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc cơ quan quản lý hệ thống điện tại khu vực, để các cơ quan này kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm, qua số điện thoại:
Điện lực Bến Tre: 075.2210268 hoặc 0963.210211, khu vực thành phố Bến Tre: 075.2210299, huyện Ba Tri: 075.2212280, huyện Mỏ Cày Nam: 075.2217838, huyện Mỏ Cày Bắc: 075.2245575, huyện Bình Đại: 075.2213244, huyện Thạnh Phú: 075.2218204, huyện Châu Thành: 075.2214227, huyện Giồng Trôm: 075.2216300, huyện Chợ Lách: 075.2215203.                

ĐLBT

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN

Liên kết hữu ích